Đường dẫn truy cập

Quan hệ Hoa Kỳ-Châu Á và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama chào đón Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và phu nhân tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hawaii, ngày 12 Tháng 11 năm 2011.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama chào đón Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và phu nhân tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hawaii, ngày 12 Tháng 11 năm 2011.
Cam kết ngày càng sâu đậm của nước Mỹ đối với vùng châu Á Thái Bình Dương sẽ nổi bật trong tuần này, vào lúc Tổng thống Barack Obama tiếp chủ tịch nước Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc. Cuộc gặp gỡ diễn ra 40 năm sau khi kết thúc sự can dự quân sự của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và vào một thời điểm quan hệ an ninh và thương mại ngày càng tăng giữa Washington và Hà Nội. Thông tín viên VOA Michael Bowman tại Tòa Bạch Ốc ghi nhận chi tiết.

Có nhiều phần chắc các tranh chấp về hàng hải trong vùng biển Ðông sẽ nổi bật trong các cuộc thảo luận ngày thứ năm tuần này giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ngoại trưởng John Kerry đã hứa Mỹ sẽ tiếp tục công cuộc giao tiếp tại một hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi đầu tháng này.

Ông John Kerry nói: “Chúng ta rất mực quan tâm về cách thức giải quyết các vụ tranh chấp ở Biển Ðông và về thái độ của các bên trong vụ này.”

Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Sang cũng sẽ thảo luận những mối quan tâm về nhân quyền, tình trạng biến đổi khí hậu và quan hệ kinh tế. Cộng đồng người Việt tại nước Mỹ sẽ theo dõi sát cuộc hội kiến này.

Một người tranh đấu người Mỹ gốc Việt bày tỏ ý kiến:

“Tôi là một người Mỹ, và tôi phát biểu thay mặt cho người dân Việt Nam bởi vì họ không được tự do lên tiếng. Tôi phải là tiếng nói của những người bị chính phủ cộng sản cầm tù.”

Trên mặt trận quốc nội, Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục công tác bàn luận về việc cải tổ luật lệ di trú. Thượng viện đã thông qua một dự luật cải tổ toàn bộ cách đây mấy tuần lễ có tác dụng tăng cường đáng kể an ninh biên giới trong khi dành một con đường cho hàng triệu di dân bất hợp pháp được trở thành công dân Mỹ. Ðiều khoản về nhập tịch vấp phải sự chống đối mãnh liệt của nhiều nhà lập pháp bảo thủ tại Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát.

Chủ tịch Hạ viện John Boehner từng tỏ ý hy vọng hạ viện sẽ giải quyết vấn đề di trú trước khi Quốc Hội chuyển sự chú ý một lần nữa qua việc nâng mức trần nợ của Hoa Kỳ. Theo dự kiến, chính phủ liên bang dự trù sẽ đụng tới mức giới hạn vay mượn vào khoảng tháng 10 năm nay.

VOA Express

XS
SM
MD
LG