Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo đối lập Kampuchea về nước được tiếp đón nồng nhiệt


Nhà lãnh đạo đối lập Kampuchea Sam Rainsy (giữa) trở về nước sau gần 4 năm tự ý sống lưu vong
Nhà lãnh đạo đối lập Kampuchea Sam Rainsy (giữa) trở về nước sau gần 4 năm tự ý sống lưu vong
Lãnh tụ đối lập của Kampuchea đã Sam Rainsay đã đến Phnom Penh hôm nay sau gần 4 năm tự ý sống lưu vong. Hàng chục ngàn người đã xếp hàng dọc theo các đường phố thủ đô để chào đón ông trở về, vào lúc chỉ cò hơn 1 tuần lễ trước khi cả nước đi bỏ phiếu.

Hồi đầu tuần này, đảng đối lập Cứu Nguy Dân tộc Kampuchea đã ước tính 20 ngàn người sẽ xếp hàng dọc theo con đường từ phi trường để chào đón ông Sam Rainsy ngày hôm nay, và thêm 20 ngàn nguời sẽ tụ tập ở Công viên Tự do, là khu vực công cộng nơi sau đó ông sẽ phát biểu với các ủng hộ viên.

Một con số nguời cao hơn thế nhiều đã có mặt. Mấy chục ngàn người đã xếp hàng dọc theo con đường từ phi trường. Một số quan sát viên ước tính đám đông lên tới trên 100 ngàn.

Ngay cả chính ông Rainsy cũng ngạc nhiên trước sự tiếp đón này. Ông đã nói chuyện chớp nhoáng với đài VOA sau khi lên sân khấu tại Công viên Tự Do ở trung tâm Phnom Penh để phát biểu với hàng ngàn ủng hộ viên.

Phóng viên VOA hỏi cảm tưởng của ông Rainsy ra sao khi trở về quê hương. Ông đáp:

“Tôi rất cảm động. Không thể tưởng tượng được. Tôi không biết nói sao để bầy tỏ cảm xúc của tôi.”

Ông Rainsy nói ông không thể tin nổi số người đã đến đón tiếp ông, quá nhiều hơn so với dự kiến của ông. Khi phóng viên VOA hỏi ông nghĩ sao về cuộc bầu cử, ông nói:

“Nếu cuộc bầu cử tự do và công bằng, chúng tôi sẽ thắng áp đảo.”

Ông Sam Rainsy sau đó chuẩn bị để phát biểu với đám đông ái mộ ông, đứng cạnh phó lãnh đạo đảng Kem Sokha, nguời đã dẫn đầu phe đối lập trong cuộc bầu cử lúc ông vắng mặt.

Ông Sam Rainsy rời Kampuchea năm 2009 trước khi bị tuyên án tù 11 năm về những cáo trạng mà phe đối lập và những người khác lâu nay vẫn nói rằng bị thao túng.

Hồi đầu tháng này, sau gần 4 năm xa quê hương, ông nhất quyết trở về bất chấp hậu quả. Hoa Kỳ là một nước cấp viện đã nói với chính phủ Kampuchea rằng sẽ có quan điểm không rõ ràng nếu nước này bỏ tù người lãnh đạo phe đối lập.

Và thế là cách đây một tuần, một lệnh ân xá đã được ban hành bởi đối thủ chính trị lớn nhất của ông Rainsy là thủ tướng Hun Sen, người thuộc đảng Nhân dân Kampuchea chiếm hơn 2/3 số ghế tại quốc hội và dự kiến sẽ thắng cuộc bầu cử lần này. Lệnh ân xá, theo một phát ngôn viên chính phủ, là để quảng bá hòa bình và hoà giải dân tộc.

Việc ông Rainsy trở về diễn ra và olúc chỉ còn xuýt xoát 1 tuần lễ trước ngày bầu cử 28 tháng này. Vào ngày mai, ông Sam Rainsy và ông Kem Sokha sẽ cùng đi thăm các tỉnh chính để tìm cách thúc đẩy cơ may cho đảng đối lập.

Một người sẽ không cần phải được thuyết phục là ông Narith, một công chức chính phủ đang chờ ở phi truờng để đón ông Sam Rainsy. Ông Narith không muốn cho biết tên họ đầy đủ, nói rằng ông lâu nay vẫn ngưỡng mộ ông Rainsy và các chính sách của ông - nhất là lời cam kết của phe đối lập là tăng luơng cho công nhân viên chức. Ông nói:

“Ông ấy là nguồn hy vọng của chúng tôi. Bởi vì ông ấy dự định tăng lương cho giáo viên và công nhân viên chức. Tình trạng hiện nay rất bết bát. Mức lương không thể sống nổi. Và ông Sam Rainsy là vị anh hùng của tôi, ông ấy sẽ đem lại cho chúng tôi nguồn hy vọng này.”

Số người đổ ra đường hôm nay cho thấy rõ rằng nhà lãnh đạo đối lập cũng là nguồn hy vọng cho những người khác nữa, và điều đó chắc chắn sẽ làm lung lay một số người trong đảng cầm quyền.

Tuy nhiên, ít nhà phân tích tin rằng sự hiện diện của ông Rainsy sẽ đưa đến một sự thay đổi trong chính phủ. Ông Hun Sen và đảng của ông vẫn được sự ủng hộ, nhất là tại các vùng nông thôn. Danh sách cử tri hội đủ điều kiện đi bỏ phiếu cũng đang lộn xộn, dẫn tới những mối lo ngại rằng cuộc bầu cử sẽ dễ bị phá hoại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG