Đường dẫn truy cập

Ngoại trưởng Mỹ bác bỏ thư của ông Gadhafi


Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Italia Franco Frattini (trái) trong cuộc họp báo chung ở Washington, ngày 6/4/2011
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Italia Franco Frattini (trái) trong cuộc họp báo chung ở Washington, ngày 6/4/2011

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hôm thứ Tư đã gạt đi một lời kêu gọi cá nhân của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhfi đề nghị chấm dứt chiến dịch không kích của NATO để hỗ trợ cho phe nổi dậy Libya. Thảo luận về cuộc khủng hoảng Libya với ngoại trưởng Italia Franco Fratini, bà Clinton nói ông Gadhafi phải nhượng quyền và rời khỏi nước. Thông tín viên David Gollust của đài VOA tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận chi tiết.

Bà Clinton gạt bỏ một lời kêu gọi bất thường của đích thân nhà lãnh đạo Libya gửi cho Tổng thống Barack Obama đề nghị NATO đình chỉ các hoạt động trên không, và bà tái khẳng định rằng muốn chấm dứt cuộc xung đột, ông Gadhafi phải từ bỏ quyền lực.

Trong bức thư chuyển cho chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ tư, ông Gadhafi tố cáo NATO là tiến hành một cuộc chiến tranh “bất công” chống lại Libya, và nói rằng cuộc xung đột trong nước phải để cho người Libya giải quyết trong khuôn khổ Liên hiệp châu Phi.

Trong một văn bản của lời nhắn gửi thiếu mạch lạc mà các phóng viên có được, ông Gadhafi lập lại những lời cáo buộc rằng al-Qaida đứng sau cuộc nổi dậy chống lại ông ta.

Nhà lãnh đạo Libya nói đến ông Obama, tổng thống người Mỹ gốc Phi châu đầu tiên của Hoa Kỳ, như một người con của châu Phi, và nói rằng bất kể sự can thiệp của NATO, ông hy vọng ông Obama sẽ đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Ngoại trưởng Clinton đề cập đến thông điệp của nhà lãnh đạo Libya tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Italia Franco Fratini.

Bà Clinton nói: “Tôi nghĩ ông Gadhafi biết ông ta phải làm gì. Cần phải có một cuộc ngưng bắn. Các lực lượng của ông ta phải rút ra khỏi các thành phố mà họ đã cưỡng chiếm bằng bạo lực và gây tổn thất sinh mạng. Cần phải thực hiện một quyết định về việc ông từ bỏ quyền lực và rời khỏi Libya.”

Ngoại trưởng Italia là nước đã cùng với Pháp và Qatar thừa nhận Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp của phe đối lập ở Libya là chính phủ hợp pháp, ông Fratini từ chối không trả lời khi được hỏi về việc công khai kêu gọi Hoa Kỳ cũng làm như vậy.

Nhưng ông hoan nghênh việc Hoa Kỳ cử một nhà ngoại giao là ông Chris Stevens đến cứ địa của phe nổi dậy là Benghazi, một hành động bà Clinton cho là sẽ có ích cho chính phủ Hoa Kỳ trong việc quyết định có thừa nhận phe nổi dậy hay không.

Ông Fratini nói: “Tôi biết chắc rằng Hoa Kỳ phải biết nhiều hơn ở về nhóm ở Benghazi. Có lẽ Italia làm như vậy là vì chúng tôi biết lâu hơn, từ bên trong Libya, phe nổi dậy là ai, và tình hình như thế nào. Vì thế, điều hết sức cấp thiết là những người này được biết rõ hơn đối với công luận của phần còn lại trên thế giới để đem lại các cơ hội và yếu tố cần thiết nhằm đi đến quyết định giống như Italia đã thực hiện.”

Giữa những lời than phiền của phe nổi dậy cho rằng chiến dịch không kích đã trì trệ kể từ khi Hoa Kỳ nhường quyền lãnh đạo các cuộc hành quân lại cho các đối tác NATO cách đây một tuần lễ, bà Clinton nói các nước đồng minh đã đạt được thành quả tốt trong tình hình thay đổi chiến thuật của các lực lượng thân Gadhafi.

Bà Clinton nói: “Chúng tôi biết là khi có một lực lượng như lực lượng mà Gadhafi sử dụng len lỏi vào các thành phố, dùng những tay bắn tỉa từ trên nóc nhà, có các hành vi bạo động khủng khiếp gây nguy cơ cho nhiều tính mạng, thì không lực không thôi khó mà đủ để diệt trừ các lực lượng ấy. Vì thế, trong tình hình sứ mạng mà NATO đang thi hành, thì thành quả đạt được rất đáng ca ngợi.”

Bà Clinton cho biết bà và ông Fratini đã thảo luận cách thức NATO có thể tăng tốc việc huấn luyện cho lực lượng nổi dậy, một cuộc đối thoại dự trù sẽ tiếp tục vào tuần tới khi cả hai nhân vật này dự một hội nghị giữa các bộ trưởng NATO tại Berlin.

Các cuộc đàm luận cũng bao gồm tình trạng tăng vọt số dân di trú đến Italia từ Tunisia và các nước khác kể từ khi bất ổn chính trị khởi sự trong khu vực.

Bà Clinton nói Italia đang phải gánh vác phần trách nhiệm lớn hơn so với sức của mình về luồng di dân, trong khi ông Fratini nói rằng đó không phải là một vấn đề riêng của Italia mà là một vấn đề thực sự của châu Âu, và Italia muốn gánh nặng được chia sẻ nhiều hơn.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG