Đường dẫn truy cập

Mặt trái của sự sáng tạo


Suriye'nin El-Balad Dara bölgesindeki bir roketi kontrol eden Suriyeli
Suriye'nin El-Balad Dara bölgesindeki bir roketi kontrol eden Suriyeli

Liệu có mối liên hệ nào giữa sự sáng tạo và bệnh tâm thần? Đây là một câu hỏi đã làm đau đầu các nhà triết lý từ nhiều thế kỷ nay. Các nhà nghiên cứu về di truyền học giờ tin rằng họ đã tìm ra câu giải đáp cho thắc mắc này.

Một cuộc nghiên cứu gần đây kết luận rằng yếu tố giúp cho một người phát triển óc sáng tạo, cũng chính là yếu tố có thể khiến họ trở nên điên loạn. Vì lý do đó, những người làm việc trong các bộ môn nghệ thuật cần tới óc sáng tạo có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao hơn, so với các đối tượng khác.

Nói tới óc sáng tạo và bệnh tâm thần, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay tới trường hợp của hoạ sĩ Vincent Van Gogh, người Hà Lan, tác giả của hoạ phẩm nổi tiếng Starry Night- Bầu Trời Sao.

Hoạ sĩ Van Gogh, đã cắt tai của chính mình sau một cuộc cãi vả với bạn, là hoạ sĩ Paul Gaughin, và sau cùng ông tự vẫn. Trong một bức thư gửi cho em trai là Theo, Vincent Van Gogh viết: “Anh không làm sao mô tả được vấn đề của mình là gì, thỉnh thoảng anh lại trải qua những cơn lo âu tột độ, không rõ nguyên nhân, còn không thì cảm thấy trống rỗng và tâm trí thì mệt mỏi … có những lúc anh lên cơn trầm cảm và có lúc lại cảm thấy hối hận vô cùng.”

Tài năng và cuộc phấn đấu vô vọng chống bệnh trầm cảm của danh hoạ Van Gogh vẫn được viện dẫn như một thí dụ về mối liên kết giữa Sáng tạo và Bệnh Tâm thần.

Một trường hợp khác là nhà toán học John Nash, người có những tư tưởng cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế. Cả hai nhân vật này đều được coi là những thiên tài trong lĩnh vực riêng của họ, cả hai đều đã trải qua những giai đoạn tinh thần bị dằn vặt và ám ảnh bởi ảo giác, và có lúc đã rơi sâu vào trạng thái trầm cảm.

'Tiếng la thất thanh vô tận'

Danh Hoạ Edvard Munch, tác giả bức hoạ ‘The Screaming’, Tiếng Hét, được coi là một trong những hoạ phẩm được nhiều người biết đến nhất trong lịch sử, ông sống trong tình trạng âu lo kinh niên và bị ám ảnh bởi ảo giác. Ý tưởng vẽ bức tranh The Screaming đến với hoạ sĩ khi ông đứng bên mỏm đá cao nhìn xuống biển ở Na-Uy trong một buổi hoàng hôn.

Ông viết: “Mặt trời bắt đầu lặn, bỗng nhiên cả bầu trời nhuộm một màu đỏ rực. Tôi đứng đó, người run lên vì lo âu, tôi có cảm giác nghe một tiếng la thất thanh vô tận quét qua vùng thiên nhiên này".

Mặt trời bắt đầu lặn, bỗng nhiên cả bầu trời nhuộm một màu đỏ rực. Tôi đứng đó, người run lên vì lo âu, tôi có cảm giác nghe một tiếng la thất thanh vô tận quét qua vùng thiên nhiên này.
Danh họa Edvard Munch nói.

Hoạ phẩm đã ra đời từ ý tưởng đó được coi là tượng trưng cho nỗi âu lo của con người thời đại mà cá nhân hoạ sĩ đã trải nghiệm trong suốt cuộc đời mình. Nhưng mặt khác, chính nó cũng là động lực không thể thiếu cho sự sáng tạo của hoạ sĩ.

Edvard Munch nói về điều này trong nhật ký của ông: "Nỗi sợ cũng cần thiết cho tôi như căn bệnh của tôi. Nỗi sợ và căn bệnh đó là một bộ phận không thể tách rời khỏi tôi, bởi vì diệt trừ nỗi sợ và căn bệnh ấy, sẽ cùng lúc, huỷ hoại nghệ thuật của tôi."

Edvard Munch và Vincent Van Gogh không phải là những nghệ sĩ nổi tiếng duy nhất phải sống ở ranh giới giữa sự sáng tạo và tình trạng điên loạn.

Nhiều văn nghệ sĩ khác cũng chật vật phấn đấu với bệnh tâm thần hoặc những thay đổi tính khí bất thường, chúng ta có thể kể đến các văn thi sĩ như Charles Dickens, Tennessee Williams, Eugene O'Neill, Ernest Hemingway, Leo Tolstoy and Virginia Woolf, và văn thi sĩ Sylvia Plath, cũng như danh hài Robin Williams, tất cả đều phấn đấu trong tuyệt vọng chống bệnh trầm cảm.

'Dằn vặt tinh thần với nghệ thuật'

Nhà tâm thần học Deb Serani, tác giả quyển “Living with Depression-Sống với Bệnh Trầm Cảm”, đã từng có ý định quyên sinh khi bị trầm cảm nặng vào năm 19 tuổi, nói rằng những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường tìm những cách để thích ứng khi lên cơn nghiêm trọng. Họ quay sang những phương cách khác để cách khác để biểu lộ óc sáng tạo, như âm nhạc, hội hoạ và trình diễn nghệ thuật.

Đa số cảm nhận mối liên kết giữa những dằn vặt tinh thần với nghệ thuật, và lo sợ sẽ mất sức sáng tạo của mình.

Các nhà khoa học phát hiện rằng trong giới những người hành nghề trong các lĩnh vực cần tới óc sáng tạo, như các vũ công, các nhà nhiếp ảnh, văn thi sĩ vv.. có tỷ lệ mắc chứng rối loạn lưỡng cực cao hơn 8% so với các đối tượng khác. Đặc biệt giới văn thi sĩ có nguy cơ cao tới 121% mắc chứng bệnh này, và cũng trong giới này, tỷ lệ các ca quyên sinh cao hơn người thường tới 50%.

Nhà di truyền học Kari Stefansson muốn tìm hiểu về những khác biệt giữa những bộ óc siêu việt đã cho ra đời những tác phẩm hội hoạ tuyệt vời hay những chứng cứ toán học với những bộ óc của người thường.

Muốn sáng tạo, chúng ta phải suy nghĩ theo một lối khác, phải biết cởi trói suy nghĩ và vượt ra khỏi cái khung gò bó của thói quen hay nếp suy nghĩ của người thường. Vấn đề là, một khi đã bỏ nếp suy nghĩ đóng khung của người thường lại sau lưng khi thức dậy, thì vào ban đêm khi trở về với cuộc sống thường nhật, đôi khi ta không tìm lại được cái khuôn nếp cũ được nữa.
Nhà di truyền học Kari Stefansson nói.

Nhà khoa học nhận định: “Muốn sáng tạo, chúng ta phải suy nghĩ theo một lối khác, phải biết cởi trói suy nghĩ và vượt ra khỏi cái khung gò bó của thói quen hay nếp suy nghĩ của người thường. Vấn đề là, một khi đã bỏ nếp suy nghĩ đóng khung của người thường lại sau lưng khi thức dậy, thì vào ban đêm khi trở về với cuộc sống thường nhật, đôi khi ta không tìm lại được cái khuôn nếp cũ được nữa.”

Nhà khoa học Stefansson và các đồng nghiệp của ông trong nhóm nghiên cứu deCODE ở Iceland, thu thập thông tin của hàng chục ngàn đối tượng làm việc trong các lĩnh vực cần tới óc sáng tạo, chẳng hạn như diễn viên, nhạc sĩ, nghệ sĩ trình diễn các bộ môn nghệ thuật, cũng như các văn sĩ, nghiên cứu gene của nhóm đối tượng này hầu có thể tìm ra chứng cứ về mối liên hệ giũa óc sáng tạo và bệnh tâm thần.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng những thay đổi gene còn được phát hiện nơi những người mắc chứng tâm thần phân liệt, ngay cả nơi những nghệ sĩ không mắc bệnh này.

Nhà khoa học nói có thể nói óc sáng tạo như một con dao hai lưỡi: “Như tất cả mọi thứ trong thế giới của chúng ta, và mọi thứ trên đời, óc sáng tạo có cái giá của nó. Cái giá phải trả là: 1% các đối tượng, có thể phát chứng tâm thần phân liệt.”

Nhà nghiên cứu Stefansson nói hiểu được sợi dây liên kết óc sáng tạo với bệnh tâm thần có thể giúp các chuyên gia y tế điều trị bệnh tâm thần phân liệt để một mặt, kiềm hãm chứng bệnh quái ác này, trong khi cùng lúc, duy trì được mặt tích cực của nó, là óc sáng tạo.

Cuộc đời Van Gogh qua phim tài liệu bằng tranh vẽ
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:31 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG