Đường dẫn truy cập

Liên hiệp quốc kêu gọi Nhật-Hàn tái thương thuyết


Tượng 'an úy phụ' tại Hàn Quốc
Tượng 'an úy phụ' tại Hàn Quốc

Uỷ ban Liên hiệp quốc Chống Tra tấn kêu gọi Nhật Bản và Hàn Quốc điều chỉnh lại thỏa thuận năm 2015 để giải quyết tranh chấp kéo dài lâu nay liên quan đến những phụ nữ bị cưỡng bách phục vụ trong các nhà chứa của Nhật thời Thế chiến Thứ hai.

Trong một phúc trình, Ủy ban nói thỏa thuận đó nên được bổ sung để “đảm bảo là những nạn nhân còn sống sót của nạn nô lệ tình dục trong Thế chiến Thứ hai được đền bù trong đó có quyền được bồi thường, phục hồi và quyền có được sự thật, được đền bù thiệt hại và đảm bảo không tái diễn”.

Dù không mang tính ràng buộc pháp lý, khuyến cáo của Ủy ban có thể khiến cho chính quyền mới của Tổng thống Moon Jae-in yêu cầu tái thương thuyết với Nhật Bản.

Tuy nhiên, Nhật Bản không có nghĩa vụ tuân thủ với khuyến nghị đó, nghĩa là việc tái thương thuyết khó có thể diễn ra.

Nhật-Hàn đạt thỏa thuận cột mốc vào tháng 12 năm 2015 để giải quyết “rốt ráo chung cuộc” tranh chấp kéo dài lâu nay về vấn đề “an úy phụ.”

Năm ngoái, Tokyo đã chuyển 1 tỉ yen (8,9 triệu đô la) cho một quỹ của Hàn Quốc hỗ trợ các nạn nhân và gia đình theo như những điều khoản của thỏa thuận.

Tuy nhiên, Tokyo không nói rõ quỹ này dùng để đền bù hay trợ giúp nhân đạo cho những nạn nhân sống sót. Một số nạn nhân và tổ chức dân sự đã chống lại thỏa thuận này, cho rằng chính phủ Nhật Bản không công nhận trách nhiệm pháp lý trong việc cưỡng bách các phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản.

Thỏa thuận cũng bị chỉ trích vì đã được ký mật, và không cho các nạn nhân có tiếng nói trong quá trình thương thuyết.

Chính phủ Hàn quốc đã phân phối tiền cho các nạn nhân, sau khi đã nhận tiền của Nhật Bản vào tháng 9 năm ngoái. Trong số 38 nạn nhân sống sót, 34 người đã nhận được 100 triệu won.

Hội đồng Hàn Quốc phụ trách vấn đề phụ nữ Hàn bị Nhật Bản biến thành nô lệ tình dục cho quân đội, một tổ chức dân sự đại diện cho các nạn nhân, đang kêu gọi chính phủ trả tiền lại và hủy bỏ thỏa thuận.

Trong cuộc vận động tranh cử, tân Tổng thống Hàn Quốc hứa hoặc hủy bỏ thỏa thuận hay tìm cách tái thương thuyết . Tuy nhiên, Nhật Bản nhấn mạnh là thỏa thuận không thể đảo ngược được.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Moon, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã liên kết sự quan trọng của việc thi hành thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Moon đáp lại “có một thực tiễn là hầu hết người dân Hàn Quốc không chấp nhận thỏa thuận.

Trong cuộc điện đàm với ông Moon hôm Thứ Năm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên kết tầm quan trọng của việc thi hành thỏa thuận. Tuy nhiên ông Moon trả lời “đây là một thực tế hầu hết người dân Hàn quốc không chấp nhận thỏa thuận.

Ủy ban Chống Tra Tấn được thành lập vào năm 1988 thể theo Công ước Liên hiệp quốc Chống Tra Tấn, cấm cảnh sát và các tổ chức chính phủ các nước thành viên không được có hành động tra tấn hay những đối xử vô nhân đạo. Nhật Bản tham gia hiệp ước vào năm 1999.

Ủy ban đánh giá tuân thủ của các nước thành viên trên căn bản thường kỳ và đưa ra những khuyến nghị nếu phát hiện có vấn đề.

(Nguồn Kyodo/The Korea Times Online)

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG