Đường dẫn truy cập

LHQ: Giải quyết vấn đề Syria thiết yếu cho sự ổn định của Iraq


Đặc sứ về Iraq Nickolay Mladenov nói rằng thách thức khẩn thiết nhất là sự suy sụp về tình hình an ninh
Đặc sứ về Iraq Nickolay Mladenov nói rằng thách thức khẩn thiết nhất là sự suy sụp về tình hình an ninh
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án những cuộc tấn công mới đây tại Iraq, vào lúc người đứng đầu phái bộ Liên hiệp quốc tại nước này nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc giải quyết đe dọa khủng bố và giải quyết cuộc khủng hoảng tại nước láng giềng Syria.

Đặc sứ về Iraq Nickolay Mladenov, hôm thứ Ba, tường trình trước Hội Đồng Bảo An. Ông cho biết thách thức khẩn thiết nhất là sự suy sụp về tình hình an ninh:

“Tình hình Iraq khó khăn vì những bế tắc chính trị. Tình hình này bị những phần tử khủng bố và những nhóm vũ trang khai thác. Những tổ chức này nhắm tấn công vào thường dân với ý định khích động thù hận giáo phái và phá hoại chính phủ và nhà cầm quyền dân cử.”

Ông Mladenov nói với Hội Đồng Bảo An là khủng bố đang có mưu toan làm cho nhiều phần đất của Iraq “không cai trị được” và tạo ra cái vòng lẩn quẩn của bạo động như đã xảy ra tại nước này giữa năm 2006 và 2008.

Phái bộ Liên hiệp quốc tại Iraq tiên đoán có gần 9.000 thường dân và lực lượng an ninh Iraq thiệt mạng kể từ tháng 7 năm nay, là năm có nhiều tử vong nhất kể từ năm 2008.

Đặc sứ Mladenov nói những mối liên hệ xuyên biên giới giữa các tổ chức cực đoan và bạo động đang diễn ra tại Syria đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến những cuộc bạo động phe phái. Ông nói:

“Hiện nay, hơn bao giờ hết, những thách thức tại Iraq không thể xem như là một sự kiện lẻ loi trong khuôn khổ những nguy cơ rộng lớn hơn vùng này đang đối mặt. Giải quyết cuộc khủng hoảng Syria qua một kế hoạch quốc gia bao gồm nhiều thành phần và chấp nhận một chiến lược khu vực chống lại tất cả mọi hình thức cực đoan tôn giáo và giáo phái là thiết yếu để mang lại ổn định cho Iraq.”

Ông Mladinov đề cập đến loan báo ngày hôm qua về một hội nghị hòa bình Syria sẽ được tổ chức sang năm cũng như thỏa thuận lâm thời về chương trình hạt nhân của Iran như là những bước sẽ có thể có ảnh hưởng tích cực đến vùng này.

Liên hiệp quốc cho biết hiện có hơn 200.000 người tị nạn Syria sống tại Iraq—hầu hết tại vùng Kurdistan ở miền bắc.

Ông Mladenov kêu gọi chú ý đến những áp lực nhân đạo Iraq đang phải đối diện. Iraq là một trong số những nước láng giềng đối mặt với việc phải tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Syria.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG