Đường dẫn truy cập

Vai trò của Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương


Ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Thái Bình Dương
Ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Thái Bình Dương

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về vai trò của Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

Mới đây, ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Thái Bình Dương đã ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện để trình bày về vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực.

Ông cho biết các nước châu Á quan trọng cho sinh hoạt kinh tế toàn cầu, và nhất định là sự thành công của Hoa Kỳ ở thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của khu vực châu Á Thái Bình Dương đầy sinh động.

Thế giới hiện nay đang đối mặt nhiều thách thức quan trọng, trong đó có cạnh tranh quân sự, phổ biến hạt nhân, chủ nghĩa cực đoan gây bạo động, khủng hoảng tài chính, hiện tượng nghèo khổ, có nhiều chính phủ yếu kém và không hiệu quả, tranh chấp trên bộ và trên biển, cạnh tranh về các tài nguyên thiên nhiên, các loại bệnh tật hay lây chết người, và khí hậu biến đổi.

Tất cả các thách thức này vượt khỏi phạm vi quốc gia, tạo ra những đe dọa chung, và vì thế đòi hỏi phải có hành động tập thể.

Ông Campbell cho biết: Hoa Kỳ cần làm việc với các đồng minh và đối tác trong khu vực để giải quyết các thách thức đáng kể đó.

Ông đã trình bày khung làm việc gồm có 5 phần mà chính phủ của Tổng thống Obama đang giao tiếp tại châu Á Thái Bình Dương:

Thứ nhất, đào sâu và hiện đại hóa quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Australia, Thái Lan và Philippines. Các đồng minh này đã đạt hòa bình và ổn định từ trên 50 năm qua, và sẽ tiếp tục làm cơ sở cho sự tăng trưởng và sinh động kinh tế trong khu vực.

Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ mở rộng giao tiếp với các đối tác ngày càng trở nên quan trọng tại khu vực; ví dụ Indonesia, Việt Nam, Mông Cổ, New Zealand, Singapore, Malaysia, và Ấn Độ.

Thứ ba, triển khai một quan hệ có thể đoán biết, một quan hệ ổn định và toàn diện với Trung Quốc, quan hệ này được dựa trên kết quả, và phù hợp với những nguyên tắc và lợi ích của Hoa Kỳ.

Thứ tư, giao tiếp và đầu tư vào nhiều tổ chức đa phương trong khu vực, ví dụ APEC, ASEAN, Diễn đàn ARF của ASEAN, nhóm bộ trưởng quốc phòng ASEAN, nhóm thượng đỉnh Đông Á, và Diễn đàn các hòn đảo Thái Bình Dương.

Và cuối cùng, thứ 5, Hoa Kỳ sẽ đeo đuổi một chiến lược kinh tế tích cực, bằng cách phê chuẩn hiệp định tự do thương mại với Nam Triều Tiên, đạt tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, và hoàn thành nhiệm vụ của nước chủ nhà trong tổ chức APEC năm nay.

* Bài xã luận "Vai trò của Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương" phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG