Đường dẫn truy cập

Dự thảo Hiệp định Khí hậu Biến đổi bước vào giai đoạn cuối


Những người câu cá ngồi gần một khu đất nứt nẽ vì đập Atibainha cạn kiệt do hạn hán kéo dài ở Nazare Paulista, trong bang Sao Paulo, 17/10/2014
Những người câu cá ngồi gần một khu đất nứt nẽ vì đập Atibainha cạn kiệt do hạn hán kéo dài ở Nazare Paulista, trong bang Sao Paulo, 17/10/2014

Một vòng thương thảo mới do Liên hiệp quốc bảo trợ, để soạn thảo một hiệp định về vấn đề khí hậu biến đổi nhằm ngăn tình trạng tăng nhiệt của quả địa cầu, đã bắt đầu ở Geneve. Đây là phiên đầu tiên của nhiều cuộc họp sẽ diễn ra trong năm nay nhằm hoàn tất một hiệp định toàn cầu mới, và theo dự kiến các nhà lãnh đạo thế giới sẽ ký vào cuối năm nay ở Paris. Thông tín viên Lisa Schlein tường thuật cho đài VOA từ hội nghị ở Geneve.

Khi bước vào giai đoạn cuối này, các đại biểu dự hội nghị ở Geneve biết rất rõ tầm quan trọng của công việc trước mắt. Họ biết rằng chỉ còn 10 tháng để hoàn tất một thỏa thuận quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý về vấn đề khí hậu biến đổi.

Công việc mà các đại diện từ 194 quốc gia sẽ đảm trách trong tuần lễ tới đây là tinh giản một văn bản sơ thảo hiện hành chỉ dưới 40 trang. Ông ILze Pruse trưởng đoàn Latvia thuộc Liên hiệp châu Âu, nói rằng điểm thiết yếu là có được một văn bản thương thảo đầy đủ vào khoảng tháng 5, như một tài liệu căn bản cho các cuộc đàm phán thêm vào tháng 6. Ông nói:

“IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Khí hậu Biến đổi) nói với chúng tôi rằng mục tiêu dưới 2 độ chúng ta đề ra vẫn nằm trong tầm tay, tuy nhiên yếu tố thời gian là chính yếu. Nồng độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển đang ở mức kỷ lục và Trái đất ngày càng ấm dần lên. Năm 2014 là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận.”

Các nhà khoa học IPCC nói rằng các quốc gia phải cắt các mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống còn 2 độ C so với độ ấm thời tiền công nghiệp để tránh tình trạng khí hậu biến đổi nguy hiểm. Họ cảnh báo về các hậu quả nghiêm trọng nếu độ ấm của quả địa cầu cứ tiếp tục tăng. Các hậu quả này bao gồm tình trạng mực nước biển dâng lên, lương thực và nước khan hiếm, các vấn đề về sức khỏe tăng và nguy cơ xung đột gia tăng.

Trưởng phái đoàn Ủy ban châu Âu Elina Bardram nói rằng tất cả các nền kinh tế lớn phải tuyên bố các mục tiêu giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước cuối tháng 3. Bà nói rằng lượng khí thải cắt giảm sẽ phản ánh khả năng và hoàn cảnh của các quốc gia khác nhau:

“Nhưng điều quan trọng là mỗi sự đóng góp càng nhiều tham vọng (nhằm đạt được mục tiêu) và công bằng càng hay xét vì trách nhiệm riêng của mỗi nước và khả năng riêng của họ. Vào khoảng thời gian hội nghị ở Paris, chúng ta cần phải hiểu rõ chúng ta theo đúng hướng đến mức nào trong việc duy trì nhiệt độ địa cầu tăng trong giới hạn 2 độ C.”

Các nhà môi trường nói rằng cuộc đàm phán về khí hậu biến đổi ở Paris sẽ cho thấy các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chận tình trạng tăng nhiệt của quả địa cầu thành công hay thất bại. Bà Bardram nói rằng người ta lo ngại rằng mục tiêu đề ra ở Paris có thể không đạt được mức giới hạn 2 độ. Bà nói các nước phải cam kết vì khoa học để nhiên hậu có thể đạt đến một thế giới trung hòa khí hậu trong hậu bán thế kỷ này.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG