Đường dẫn truy cập

Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung


Người dân thắp hương và đặt vòng hoa tại Tượng Đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kéo dài 1 tiếng, bắt đầu từ 8:30 sáng ngày 17/2/2016.
Người dân thắp hương và đặt vòng hoa tại Tượng Đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kéo dài 1 tiếng, bắt đầu từ 8:30 sáng ngày 17/2/2016.

Hơn 100 người tập trung tại Hà Nội hôm nay tham gia lễ tưởng niệm đánh dấu 37 năm cuộc chiến Việt-Trung ngày 17/2/1979.

Chiến sự nổ ra khi Bắc Kinh đưa 600.000 lính tràn vào biên giới phía Bắc để ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ sau khi Hà Nội giúp Campuchea thoát khỏi chế độ cộng sản Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn.

Cuộc chiến chấm dứt sau một tháng khi Trung Quốc tuyên bố ‘hoàn thành mục tiêu chiến tranh’, ‘chiến thắng’ và cho rút quân.

Khác với các buổi tưởng niệm trước đây, hôm nay không có sự đàn áp, không có các đội dư luận viên quá khích tới phá rối. Rất đông anh em, bà con khắp nơi tới thắp hương rất trang nghiêm. Tập trung đông và trang trọng nhất là tại Tượng Đài Lý Thái Tổ. Sau đó, một số anh em sang Nghĩa trang Hà Nội, một số tới Tượng Đài Các Liệt sĩ Vô danh (Đài Tưởng niệm Bắc Sơn).
Ông Mai Dũng, một người tham gia lễ tưởng niệm ở Hà Nội, cho biết.

Những người tưởng niệm cuộc chiến biên giới 17/2 năm nay đã thắp hương và đặt vòng hoa tại Tượng Đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kéo dài 1 tiếng, bắt đầu từ 8:30 sáng.

Ông Mai Dũng, một người tham gia, cho hay buổi lễ năm nay tại Hà Nội ít bị ngăn cản so với mọi năm:

"Khác với các buổi tưởng niệm tương tự trước đây, hôm nay không có sự đàn áp, không có các đội dư luận viên quá khích tới phá rối. Rất đông anh em, bà con khắp nơi tới thắp hương rất trang nghiêm. Tập trung đông và trang trọng nhất là tại Tượng Đài Lý Thái Tổ. Sau đó, một số anh em sang Nghĩa trang Hà Nội, một số tới Tượng Đài Các Liệt sĩ Vô danh (Đài Tưởng niệm Bắc Sơn)."

Dân Việt tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:01 0:00
Tải xuống

Ông Dũng cho biết thêm:

"Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, từ năm 2011 tới nay, năm nào cũng thế, anh em tập trung tưởng niệm những dịp như ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa hay ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam 17/2. Hầu như lần nào cũng bị giám sát rất chặt chẽ."

Hầu hết những người trong CLB Lê Hiếu Đằng, những người đứng ra kêu gọi tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới, đều bị chặn hết, có tới vài chục người. Cũng có vài người đến được. Họ không cho những người hay tham gia các sự kiện này ra khỏi nhà. Một mặt, họ cho an ninh quậy phá chỗ làm lễ là Tượng Đài Trần Hưng Đạo. Như sáng nay, họ cho an ninh đi giật vòng hoa, lấy dù che hết những băng-rôn và vòng hoa lại...
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh từ Sài Gòn nói.

Tại Sài Gòn, hoạt động tưởng niệm tương tự ở Tượng Đài Trần Hưng Đạo đã không diễn ra suôn sẻ, với lực lượng an ninh phá rối không khí buổi lễ và ngăn cản những người dự định tham gia.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết từ một ngày trước đã xuất hiện một số an ninh trước cổng nhà ông và họ đã cản chân không cho ông tới dự lễ sáng nay. Blogger Chênh chia sẻ:

"Hầu hết những người trong CLB Lê Hiếu Đằng, những người đứng ra kêu gọi tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới, đều bị chặn hết, có tới vài chục người. Cũng có vài người đến được. Họ không cho những người hay tham gia các sự kiện này ra khỏi nhà. Một mặt, họ cho an ninh quậy phá chỗ làm lễ là Tượng Đài Trần Hưng Đạo. Như sáng nay, họ cho an ninh đi giật vòng hoa, lấy dù che hết những băng-rôn và vòng hoa lại để không chụp ảnh hay quay phim được."

Đây không phải là lần đầu tiên những người dân quan tâm đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc trong các cuộc chiến với Trung Quốc, dù rằng hoạt động tự phát này thường xuyên bị ngăn trở, sách nhiễu bởi lực lượng an ninh.

Người dân làm lễ tưởng niệm ngoài việc để nhớ ơn những người đã hy sinh, còn để khích lệ lòng yêu nước, quảng bá rộng rãi cho các thế hệ trẻ sau này biết là Trung Quốc từng xâm chiếm Việt Nam như vậy mà nhà nước lại không dám, không cho làm, không cho tuổi trẻ biết như vậy.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói.

Theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, lý do có những buổi lễ tự phát là vì phía nhà nước chưa bao giờ đứng ra tổ chức các sự kiện này để người dân bày tỏ lòng yêu nước và khẳng định chủ quyền lãnh thổ:

‘Họ rất e ngại phản ứng từ Trung Quốc. E ngại ăn sâu từ ông Tổng Bí thư xuống từng nhân viên an ninh. Hôm nay, ông Trương Tấn Sang cũng đi thắp hương nghĩa trang liệt sĩ ở Lạng Sơn. Có lẽ đây là lần đầu tiên một cấp lãnh đạo cao của đảng cộng sản đi thắp hương như vậy, nhưng ông không phải chính thức đi làm lễ này, mà ông công tác ở Lạng Sơn và nhân tiện ghé vào nghĩa trang thắp hương.’

Ông Chênh nhấn mạnh các buổi lễ tưởng niệm có ý nghĩa rất lớn đối với dân chúng Việt Nam:

"Người dân làm lễ tưởng niệm ngoài việc để nhớ ơn những người đã hy sinh, còn để khích lệ lòng yêu nước, quảng bá rộng rãi cho các thế hệ trẻ sau này biết là Trung Quốc từng xâm chiếm Việt Nam như vậy mà nhà nước lại không dám, không cho làm, không cho tuổi trẻ biết như vậy."

Blogger này nói rằng các quan chức e ngại những hoạt động ‘nhạy cảm’ làm phật lòng Trung Quốc vì sợ ‘mất ghế’ trước những chi phối từ Bắc Kinh đối với dàn nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trong khi người dân Việt bất chấp sách nhiễu đứng ra tổ chức các sự kiện này vì nỗi sợ ‘mất nước.’

Trong một bình luận đăng trải trên mạng xã hội hôm nay, blogger Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội chia sẻ: ‘Chế độ là nhất thời, Tổ quốc là vĩnh viễn. Những người ngã xuống vì Tổ quốc, nhân dân không bao giờ quên ơn.

Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:48 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG