Đường dẫn truy cập

Myanmar đánh giá thành công kinh tế qua bầu cử bổ túc


Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Cố vấn Nhà nước phát biểu nhân dịp một năm thành lập NLD, ngày 30/3/2017.
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Cố vấn Nhà nước phát biểu nhân dịp một năm thành lập NLD, ngày 30/3/2017.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đang cầm quyền ở Myanmar đang đối mặt với một bài thử quan trọng trong các cuộc bầu cử bổ túc cấp vùng, khi cử tri lần đầu có cơ hội bỏ phiếu để đánh giá hiệu năng kinh tế của chính phủ Myanmar kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2015. Thông tín viên Ron Corben của Đài VOA gửi về bài tường trình sau đây từ Bangkok.

Chủ yếu diễn ra tại những vùng lâu nay vẫn ủng hộ NLD, các cuộc bầu cử bổ túc chọn người vào 19 ghế trống do những đại biểu được bổ nhiệm vào các chức vụ bộ trưởng để lại.

Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền với sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng và trong niềm hy vọng sẽ có cải cách kinh tế sau nhiều năm Myanmar nằm dưới quyền cai trị của chính quyền quân sự, và 5 năm chuyển tiếp dưới quyền cựu Tổng thống Thein Sein.

Cuộc bầu cử bổ sung diễn ra giữa lúc có nhiều lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế sau khi NLD chiếm quyền nhờ làn sóng ủng hộ mạnh mẽ của cử tri trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 2015.

Đà tăng trưởng kinh tế của Myanmar trong năm 2016 giảm, chỉ còn khoảng 6,5%, thấp hơn so với mức dự báo của các ngân hàng quốc tế là 8%. Mặc dù vậy, một phúc trình do Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 1, bày tỏ tin tưởng rằng kinh tế Myanmar sẽ hồi phục trong năm 2017.

Tăng trưởng chậm lại trong năm 2016 có liên quan đến tình trạng lạm phát là yếu tố tác động đến mức tiêu thụ, biến động tỷ giá, những hạn chế về cơ cấu và tình trạng "thiếu chính sách kinh tế rõ ràng", kèm theo đó là giảm nguồn đầu tư, kể cả ảnh hưởng do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Ngân hàng Thế giới nói sản lượng khí đốt và công nghiệp sụt giảm, đặc biệt trong ngành chế biến thực phẩm, cũng góp phần kéo chậm đà tăng trưởng.

Các nhà phân tích nói rằng chính phủ của bà Aung San Suu Kyi phải đối mặt với rất nhiều thách thức, kể cả tình trạng thiếu điện, sự rõ ràng về mặt chính sách và chi phí kinh doanh cao ở Myanmar.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giảm mạnh vì luật bất động sản mới, những bất trắc về chính trị và nạn quan liêu đã hạn chế sức thu hút của Myanmar, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các bộ trưởng chính phủ kêu gọi các nhà đầu tư hãy "tận dụng các cơ hội", kể cả các luật đầu tư mới minh bạch và công bằng hơn.

Phát biểu tại một hội nghị doanh nghiệp ở Yangon, Bộ trưởng Tài chính và Kế hoạch Kyaw Win mới đây nói rằng đất nước "đang đi đúng hướng" tiến tới "một tương lai vững mạnh hơn cho các doanh nghiệp cả trong nước lẫn nước ngoài".

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Win nói là "năm 2018 và 2019 sẽ là lúc Myanmar thực hiện bước nhảy vọt về mặt kinh tế".

Ông Habib Rab, kinh tế gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới nói rằng có một xu hướng tích cực được nhìn nhận, đó là "sự chuyển dịch dần dần" từ đầu tư sang lĩnh vực chế tạo sản xuất.

Phát biểu vào lúc Ngân hàng Thế giới công bố phúc trình mới đây, ông Habib Rab nói:

"Chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực chế tạo sản xuất sẽ tăng trưởng, nhưng điều đó còn tùy thuộc vào đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và điện năng, liệu có tăng sức hấp dẫn của đầu tư vào ngành chế tạo sản xuất hay không”.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG