Đường dẫn truy cập

Tưởng niệm năm thứ ba các vụ tấn công khủng bố 11/9. - 2004-09-13


Thứ bảy tại Hoa Kỳ, là ngày tưởng niệm năm thứ ba vụ tấn công khủng bố tại New York, Washington và Pennsylvania. Người dân Mỹ đã bày tỏ cảm nghĩ của họ trước biến cố này qua các hình thức nghệ thuật, văn hóa, tranh luận chính trị và các đài tưởng niệm. Lá Thư Mỹ Quốc mời quí vị theo dõi các chi tiết sau đây qua bài viết của Jerelyn Watson.

Thân nhân của những người thiệt mạng tại trung tâm thương mại thế giới ở New York xướng tên các nạn nhân ở chính nơi này trong một nghi lễ diễn vào sáng thứ bảy. Gần 2800 người đã chết khi hai chiếc phi cơ bị quân khủng bố cướp rồi cho đâm vào tòa tháp đôi.

Vào lúc sập tối, người dân thành phố New York tưởng niệm nơi tòa tháp đôi từng có thời vươn cao ngạo nghễ bằng 2 cột ánh sáng từ nơi đó chiếu thẳng lên bầu trời đêm.

Trong vài năm nữa, một quần thể kiến trúc khác sẽ được dựng ở nơi này thay thế cho tòa tháp đôi đã sụp đổ trong vụ khủng bố. Kiến trúc sư Daniel Libeskind đã thắng trong cuộc dự tranh quốc tế họa kiểu tái tạo lại khu đất mà tòa tháp đôi đã bị phá sập. Theo thiết kế của ông, nhiều tòa nhà bằng kính rất hiện đại dùng làm văn phòng sẽ được xây dựng ở nơi đây. Và kiến trúc cao nhất trong số này sẽ được đặt tên là Tháp Tự Do.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng vào ngày 11tháng 9 năm 2001, 19 tên khủng bố đã cướp 4 phi cơ chở khách. Hai chiếc bị chúng cho đâm vào 2 tòa tháp đôi, tức trung tâm Thương Mại Thế Giới ở New York. Chiếc thứ ba đâm xuống Ngũ Giác Đài tại thủ đô Washington, D.C. đào một hố thật lớn ở một trong 5 cạnh của tòa nhà. Và các nhân công đã làm việc cật lực ngày đêm để sửa chữa cho kịp vào thời hạn tưởng niệm năm thứ nhất xảy ra vụ khủng bố. Đã có một cuộc dự tranh vẽ kiểu một đài tưởng niệm các nạn nhân chết trong vụ tấn công vào Ngũ Giác Đài.

Giới hữu trách tin rằng chiếc phi cơ thứ tư bị không tặc, chuyến bay 93 của hãng hàng không United Airlines, đã định đâm xuống mục tiêu là tòa Bạch Ốc hoặc trụ sở quốc hội Hoa Kỳ nhưng sau khi phi cơ bị cướp, những người trong phi hành đoàn và hành khách đã gọi điện thoại di động và được thân n hân bạn bè báo tin là đã có những máy bay khác bị cướp để sử dụng như những phi đạn sống tấn công các mục tiêu. Hành khách trên chiếc phi cơ thứ tư đã đứng dậy chống lại quân khủng bố.

Vì bị chống trả lại nên bọn không tặc đành để cho phi cơ đâm xuống một cánh đồng trống tại Shanksville, bang Pennsylvania. Tất cả 40 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến phi cơ đã tử nạn. Vào ngày kỷ niệm năm nay, phần đầu của cuộc dự tranh họa kiểu một đài tưởng niệm các nạn nhân sẽ khởi sự.

Tính chung thì có tất cả 3000 người từ 90 quốc gia đã thiệt mạng trong các biến cố ngày 11 tháng 9 năm đó.

Lòng tưởng nhớ các nạn nhân đã được thể hiện qua nhiều cách thế. Đã cò nhiều bài thơ của thân nhân bạn bè và nhiều người khác được sáng tác đề tặng cacù nạn nhân. Giới nhạc sỹ đã có nhiều ca khúc theo nhiều thể loại từ nhạc đồng quê đến các tác phẩm theo loại cổ điển. Họa sỹ, những chuyên viên vẽ bích chương, các nhà văn, nhà soạn kịch, nhiếp ảnh gia và nhà làm phim đều góp thêm ý kiến cho việc tưởng niệm các nạn nhân.

Một trong những nhà làm phim là đạo kiển Michael Moore. Trong cuốn “Fahrenheit 9/11”, ông ta lý luận rằng tổng thống Bush đã lợi dụng mối sợ hãi do các vụ khủng bố gây nên để tiến quân đánh Iraq. Cuốn phim cũng chỉ trích đạo luật Ái Quốc của Hoa Kỳ. Quốc hội đã thông qua đạo luật này chỉ ít lâu sau ngày xảy ra các vụ khủng bố. Đạo luật này mở rộng quyền hạn của chính phủ trong việc thẩm vấn các nghi can khủng bố.

Cuốn phim Fahrenheit 9/11 trở thành 1trong những cuốn phim hàng đầu trong năm. Đây là cuốn phim tài liệu thu được nhiều tiền nhất, hơn bất cứ một phim tài liệu nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuốn phim đã bị chỉ trích vì một số nguời cho rằng phim này tỏ ra bất công đối với tổng thống Bush. Theo họ thì đây không phải là một phim tài liệu mà là một phim tuyên truyền.

Vào thứ bảy này, nhiều thư viện Mỹ sẽ mở các cuộc thảo luận liên quan đền các vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Một số những cuộc thảo luận đó theo dự trù , sẽ đề cập đến đạo luật Ái Quốc. Một số các đoàn thể coi đạo luật này là một vi phạm quyền riêng tư cá nhân và cho rằng nó hạn chế các quyền hiến định. Nhưng các đoàn thể khác dự tính các cuôïc thảo luận nhắm mục đích ủng hộ cho các nỗ lực của chính phủ nhắm bảo vệ quốc gia khỏi phải chịu thêm các vụ khủng bố khác.

Cũng từ những vụ khủng bố gây thiệt hại nặng nhất trong lịch sử nước Mỹ này , bộ An Ninh quốc Nội đã được thành lập. Và sẽ có một vở kịch mang tên An Ninh Quốc Nội được đem trình diễn tại Shepherstown, bang west Virginia . Vở kịch của Stuart Flack đã nêu câu hỏi là: Liệu an ninh có đồng nghĩa với việc nhân dân Mỹ phải chịu hy sinh quyền tự do và niềm tin của họ hay chăng ?

Một vở kịch khác có tựa đề là Guantanamo: Danh dự Gắn liền với Bảo Vệ Tự Do.

Vở kịch chỉ trích những chính sách được sử dụng để giam giữ những thành phần bị tình nghi là chiến đấu cho địch quân bị giam tại Guantanamo.

Trong số những người thiệt mạng tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới có 343 nhân viên cứu hỏa của thành phố New York. Từ biến cố thê thảm này một vở kịch đã ra đời tựa đề “Những Nguời Đàn Ông Đó”. Một giáo sư giảng dạy môn báo chí, bà Anne Nelson đã soạn vở kịch này rút từ kinh nghiệm cá nhân. Bà đã giúp một vị chỉ huy đội cứu hỏa viết bài điếu văn đọc tại tang lễ dành cho các đồng đội của ông đã tử nạn vì công vụ. Bà giúp cho vị chỉ huy đội cứu hỏa này vì ông quá xúc động không thể diễn tả nổi những cảm nghĩ riêng tư.

Thư viện Quốc Hội tại thủ đô Washington cũng đang cho triển lãm một bộ sưu tập các bích chương có nội dung liên quan đến biến cố ngày 11 tháng 9. Một trong những bích chương đó được tạo nên qua những hình ảnh của các nạn nhân. Bức họa vẽ hình tòa tháp đôi với một vùng ánh sáng chói chang giữa hai tòa nhà.

Bích chương của tác giả Alex Spektor có tên là The Sun, Vầng Thái Dương, nhưng vùng ánh sáng này có thể là biểu hiện của các trận hỏa hoạn của vụ tấn công ngày 11 tháng 9 hay một hệ qua tinh thần nào đó.

Nhạc sỹ Bruce Springteen đã sáng tác bài ca nhan đề “ Empty Sky”, Bầu Trời Trống Vắng. Bài ca mang tựa đề này đã xuất hiện ngay trong những ngày khi tất cả các chuyến bay đều bị cấm ngoại trừ các phi cơ quân sự sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng.

Và giàn nhạc đại hòa tấu Philharmonic của New York đã yêu cầu nhà soạn nhạc John Adams soạn một tấu khúc tưởng niệm biến cố ngày 11 tháng 9. Nhà soạn nhạc này đã được trao giải thưởng Pulitzer cho tác phẩm có tên là “On the Transmigration of Souls”, Khi Những Linh Hồn Đi Về Nơi Miên Viễn. Tên của các nạn nhân và một số những lời cuối của họ được cất lên trong khúc nhạc.

Khúc nhạc này đã được thu âm và đang được phát hành để tưởng niệm 3 năm biến cố 11 tháng 9.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG