Đường dẫn truy cập

Cuộc đời và sự nghiệp của bà Tống Mỹ Linh. - 2003-11-06


Trong tuần qua, bà Tống Mỹ Linh, phu nhân của tống chế Tưởng Giới Thạch, phụ nữ một thời danh tiếng lẫy lừng, đã từ trần tại New York. Lá thư Mỹ Quốc hôm nay sẽ gửi đến quí thính giả một số chi tiết về người phụ nữ Á Đông từng có thời được báo chí Tây Phương, nhất là báo chí tại Hoa Kỳ, tốn giấy mực nói về bà rất nhiều.

Phu nhân của thống chế Tưởng Giời Thạch, bà Tống Mỹ Linh, là một khuôn mặt phụ nữ lẫy lừng về quyền lực chính trị, được báo chí cả đông lẫn tâ nói đến nhiều nhất và cũng gây rất nhiều tranh cãi trong những thập nhiên 1930, 1940, và bà đã tạo được những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chính sách của Hoa Kỳ với Quốc Dân Đảng do phu quân bà, ông Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo trong những thập niên đó. Bà đã từ trần trong giấc ngủ hưởng thọ 106 tuổi. Trước đó bà vẫn phải trị liệu chứng ung thư và vào hạ tuần tháng 10 bà bắt đầu bị nhiễm cảm. Cuộc đời của bà Tống Mỹ Linh trải dài qua 3 thế kỷ và giữa 2 bán cầu.

Về thân thế, bà ra đời ngày 5 tháng 3 năm 1897 tại Thượng Hải, sang Mỹ và theo học đại học Hoa Kỳ từ năm 11 tuổi và đậu văn bằng cử nhân Anh văn tại trường đại học Wellesly năm 1917. Xuất thân từ một gia đnh được liệt vào hàng đại phú gia từng khống chế nền chính trị và tài chính của Trung Hoa trong 50 năm đầu thế kỷ 20, 3 chị em gái Tống Ái Linh, Tống Mỹ Linh và Tống Khánh Linh được mô tả qua câu nói của người Hoa “Một cô yêu tiền, một cô yêu quyền lực, và một cô yêu thì yêu nước.” Cô chị Tống Ái Linh kết hôn với một nhà tài phiệt cự phú có thời giữ chức bộ trưởng tài chính và thủ tướng chính phủ Trung Hoa. Bà Tống Khánh Linh kết hôn với ông Tôn Dật Tiên, được coi như lãnh đạo cuộc cách mạng nạm 1911 kết thúc triều đại Mãn Thanh. Còn bà Tống Mỹ Linh kết hôn với ông Tưởng Giới Thạch năm 1927, nhân vật lên cầm đầu Quốc Dân Đảng sau cái chết của ông Tôn Dật Tiên, và hình ảnh của bà đã nổi bật trong 2 diễn biến lớn trong lịch sử của thế kỷ 20, đó là cuộc thế chiến thứ hai và cuộc chiến tranh lạnh.

Trong thế chiến thứ hai, bà Tống Mỹ Linh được coi là một bậc anh thư của phía đồng minh, hiện thân của một nước Trung Hoa bị chiến tranh xâu xé nhưng đầy sức mạnh kiên cường, và đã có lúc được thông tấn xã Associated Press gọi bà là thánh Jeanne D’Arc thời hiện đại. Ngoài vai trò phu nhân, bà là cánh tay mặt, người tâm phúc, thông dịch viên và là vận động viên đắc lực cho Tưởng thống chế. Cũng theo lời bà thuật lại thì đã có lúc thống chế Tưởng Giới Thạch gọi sự hiện diện của bà có sức mạnh bằng 20 sư đoàn để tranh đấu cho chính nghĩa của người Trung Hoa. Bà đã đóng một vai trò trung gian rất hiệu quả giữa Trung Hoa với Tây Phương.

Trong cuộc chiến tranh lạnh bà cũng đóng một vai trò tương tự nhưng cứng rắn hơn nữa, tỏ ra là một người can đảm và cương quyết chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhưng có một số người củng lại nêu lên chế độ độc tài mà thống chế Tưởng Giới Thạnh đã cho áp đụng tại Đài Loan sau khi chạy khỏi Hoa Lục năm 1949 để đặt câu hỏi rằng lập trường cương quyết chống cộng sản của bà có được nới rộng để tiến tới việc hỗ trợ cho các quyền tự do hay không.

Đối với nhiều người Mỹ thì những giây phút đẹp nhất của bà diễn ra năm 1943 khi bà đi khắp nước Mỹ vận động Hoa Kỳ giúp cho Trung Hoa chống lại quân Nhật. Bà đã chiếm được cảm tình nồng hậu của dân Mỹ. Họ đã bị thuyết phục bởi sự hùng hồn, quyết tâm và nhất là nhan sắc lộng lẫy của bà. Không biết bao nhiêu người Mỹ đã bỏ tiền ra giúp cho chính nghĩa của Trung Hoa lúc đó. Cũng trong năm đó bà là một người Hoa đầu tiên và là người phụ nữ thứ nhì được mời đọc diễn văn trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Bài diễn văn đó đã gây chấn động thủ đô Washington, và nhờ vậy nước Mỹ đã đồng ý giúp cho Trung Hoa hàng tỷ đô la.

Cánh tay mặt của thống chế Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng, bà Tống Mỹ Linh sử dụng tiếng Anh hết sức hoàn chỉnh của bà, mặc chiếc áo dài đen cổ truyền của Trung Hoa đi thuyết phục các chính khách Hoa Kỳ rằng đánh bại Nhật Bản còn quan trọng hơn là ngăn chặn quân Đức, và rằng lực lượng Hoa Kỳ cần phải tập trng vào việc chiến đấu chống quân Nhật tại Trung Quốc.

Bà đã thu phục được cảm tình nồng hậu của công chúng Mỹ và tên tuổi của bà trong một thời gian dài được xuất hiện trên danh sách của báo chí Mỹ về 10 phụ nữ được ái mộ nhất thế giới trong năm

Có tin nói rằng bà nuôi hy vọng sẽ kế vị thống chế Tưởng Giới Thạch để cầm đầu Quốc Dân Đảng. Khi sức khỏe của ông suy sụp thí ông Tưởng Giới Kinh Quốc, một trong hai người con trai với đời vợ trước của ông Tưởng Giới Thạch, đã lên nắm quyền trong đảng.

Kể từ năm 1975, bà dọn sang cư ngụ tại New York sau khi phu quân bà từ trần, và trong những năm gần đây, ảnh hưởng của bà trong đảng đã phai nhạt.

Trong thập niên 1930 và 1940, lúc mà công chúng Mỹ dành cho bà những cảm tình hết sức nồng hậu, vẫn có một số những nhân vật tiếng tăm từng tiếp xúc với bà đưa ra một số nhận xét khác hẳn với cái hình ảnh mà công chúng Mỹ nghĩ về bà.

Theo lời thuật lại trong cuốn hồi ký của phu nhân tổng thống Roosevelt, bà Eleanor Roosevelt có kể lại rằng trong chuyến đi vận động Hoa Kỳ trợ giúp cho Trung Hoa chống quân Nhật, bà Tống Mỹ Linh có lưu lại Tòa Bạch Ốc và Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Eleanor Roosevelt có viết như sau: “Bà (Tống Mỹ Linh) có thể thuyết giảng rất hùng hồn về dân chủ nhưng trên thực tế bà không hề biết cuộc sống dân chủ phải như thế nào.”

Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt còn nhắc lại câu chuyện tại một bữa cơm tối trong Tòa Bạch Ốc, bà Tống Mỹ Linh được hỏi là sẽ đối phó như thế nào trong trường hợp bà bị một người như lãnh tụ nghiệp đoàn thợ mỏ Hoa Ky John L. Lewis ương ngạnh đối đầu. Phu nhân của tống chế Tưởng Giới Thạch không trả lời, bà chỉ giơ bàn tay đẹp nõn nà lên cần cổ mình và quẹt một đường ngang.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG