Đường dẫn truy cập

Hiến pháp mới của Liên Hiệp châu Âu đã có hiệu lực


Bản hiến pháp của Liên Hiệp châu Âu đã có hiệu lực sau quá trình hình thành kéo dài trong nhiều năm. Từ Paris, thông tín viên Lisa Bryant tường trình rằng chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp châu Âu cùng nhậm chức với người đứng đầu ngành ngoại giao của khối này.

Liên Hiệp châu Âu đang đón mừng bản hiếp pháp mới bằng một buổi lễ tại Lisbon, là nơi mà văn kiện này được ký. Tuy nhiên để vận động được tất cả 27 nước thành viên phê chuẩn văn kiện này là một công trình vất vả và kéo dài trong rất nhiều năm, và bản hiến pháp vừa mới được hoàn tất trong tháng trước.

Bản hiến pháp mới đề ra một loạt những thay đổi căn đễ trong nội bộ Liên Hiệp châu Âu gồm cả việc đề ra chức vụ Chủ tịch thường trực đầu tiên của khối. Chức vụ này đã được trao cho cựu thủ thủ tướng nước Bỉ, ông HermanVan Rompuy. Cựu Ủy viên Thương mại Anh quốc tại Liên Hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton, là tân Ủy viên cao cấp đứng đầu ngành Ngoại giao của Liên Hiệp. Cả hai nhân vật này đều tương đối ít được mọi người biết đến ở cả châu Âu lẫn nước ngoài.

Ông Van Rompuy sẽ không chính thức bắt đầu nhiệm vụ cho đến tháng giêng. Lên tiếng tại Đan Mạch hôm thứ Hai, ông phát biểu rất dè dặt với báo chí: "Tôi đang trong thời kỳtạm quyền. Tôi chỉ tuyên bố ngắn gọn: Tôi sẽ bắt đầu nhiệm vụ vào ngày 1 tháng giêng tới. Và tôi sẽ giữ nhiệm kỳ kéo dài 2 năm rưỡi để trả lời mọi câu hỏi của quí vị. Nhưng hôm nay tôi rất miễn cưỡng và tự giới hạn cho tôi chỉ được đưa ra một câu tuyên bố ngắn mà thôi".

Nhưng ông Van Rompuy kêu gọi cộng đồng thế giới hãy đạt tới một thỏa thuận mạnh mẽ về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh bắt đầu vào thứ Hai tuần tới ở Copenhagen. Ông nói: "Liên Hiệp châu Âu vẫn đi tiên phong trong nỗ lực chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Khối này quyết tâm đóng một vai trò dẫn đạo, xây dựng, tại Hội nghị Copenhagen và đóng góp vào việc đạt tới một hiệp định toàn cầu, bao quát, đầy cao vọng".

Ban chấp hành của Liên Hiệp, tức Ủy Hội châu Âu, cũng sẽ có những ủy viên mới vào năm tới. Nhà ngoại giao Pháp Michel Barnier đã được giao một nhiệm vụ chủ chốt: Ủy viên thị trường trong khối.

Chức vụ này sẽ cai quản khu vực ngân hàng và tài chính. Nước Đức giữ chức vụ ủy viên năng lượng. Đức có quan hệ tốt vơí Nga, quốc gia cung ứng một phần lớn khí đốt cho châu Âu.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG