Đường dẫn truy cập

Cuộc chiến chống các bệnh tình dục, HIV/AIDS ở Việt Nam


Cuộc chiến chống các bệnh tình dục và HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn tiếp diễn gay go, bất chấp những số liệu chính thức đầy lạc quan. Cô Trần Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phòng Chống STDs, HIV/AIDS tại Hà Nội trao đổi một số mặt khó khăn cùng phóng viên Lê Dân như sau.

Trước hết xin cô cho biết về sự hình thành của tổ chức ngoài chính phủ mà cô đang điều hành để phòng chống các bệnh liên quan về tình dục tại Việt Nam.

Trần Thị Nga: "Trung tâm Phòng chống các bệnh tình dục, HIV/AIDS của chúng tôi thành lập đã hơn 10 năm. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là góp phần làm giảm sự lây truyền của các bệnh về tình dục, cũng như HIV/AIDS, đồng thời góp phần chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là ở vị thành niên và phụ nữ. Ngoài ra chúng tôi còn góp phần vào việc phát triển dân số, kế hoạch hóa gia đinh, cung nhu xóa đói giảm nghèo. Các đối tượng chúng tôi hướng đến là các thành phần thiệt thòi trong xã hội, thí dụ như những người tàn tật, những người bị nhiễm HIV, hoặc là những người có nguy cơ cao, hoặc là những người mà các chương trình dự phòng HIV của chính phủ chưa vươn đến, hoặc là có đưa vào chuong trình phòng chống nhưng chưa nhiều, thì dụ như những người đồng tính nam."

Từ ngày thành lập tới nay, hoạt động của trung tâm dựa vào những nguồn tài trợ nào?

Trần Thị Nga: "Nguồn kinh phí để chúng tôi hoạt động và tồn tại được là có thể nói 100% là nhờ vào tài trợ của nước ngoài. Còn chính phủ thì họ hầu như không để ý tới chúng tôi mà họ gần như chỉ quan tâm tới ngành dọc, tới hệ thống y tế của họ thôi. Chúng tôi phải tự thân vận động, nhiều khi thấy khó khăn lắm."

Phòng chống dịch bệnh chỉ là lối nói chung chung, còn về cụ thể thì Trung tâm của cô chú trọng nhiều vào mặt nào?

Trần Thị Nga: "Chúng tôi thường quan tâm đến mảng truyền thông thay đổi hành vi, rồi giáo dục đào tạo. Đào tạo các đồng đẳng viên, tình nguyện viên, đào tạo y bác sĩ, nâng cao kỹ năng, tu vấn, khám và điều trị các bệnh lây qua đuờng tình dục, cũng như là kỹ năng tư vấn về HIV/AIDS.

Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu, để dựa vào kết quả mà đưa ra những hoạt động can thiệp hiệu quả và phù hợp với các đối tượng hưởng lợi. Chúng tôi cũng đẩy mạnh sự hợp tác giữa các tỉnh biên giới của các nuớc láng giềng như Lào và Trung Quốc, cụ thể là chúng tôi đã cộng tác với tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, một năm truớc đây để dự phòng lây nhiễm qua cho những người hay qua lại biên giới, buôn bán hay đi du lịch thì nguy cơ lây nhiễm HIV cũng khá cao."

Theo kinh nghiệm của cô thì sự hưởng ứng, hỗ trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam ra sao?

Trần Thị Nga: "Khi nói đến HIV thì không cứ gì người dân đâu, mà quan chức nữa, người ta rất là sợ. Kể cả tôi đến làm việc, người ta cũng ngại tiếp xúc với tôi, nói rằng HIV còn xa vời lắm, bây giờ chúng tôi đang lo cơm ăn, áo mặc cho người dân, còn HIV thì chúng tôi không quan tâm.

Thậm chí những người dân khi tuyên truyền về HIV người ta thậm chí còn rất bàng quan, người ta nghi là không bao giờ người ta bị. Khi mà nói về HIV, hay là về người nào đó bị HIV thì người ta ghê sợ. Thế nhưng từ những năm đấy tới bây giờ thì tôi thấy sự kỳ thị đã giảm dần. Đến bây giờ thì những người bị nhiễm HIV cũng không còn phải lén lút như ngày xưa nữa, người ta dám bộc lộ, tổ chức thành những nhóm. Hiện nay ở Hà Nội có tới 6, 7 nhóm. Có những nhóm có tên rât hay, họ đa có thể tự đứng trên đôi chân của mình để mà tự lo, tự bảo vệ và nói lên tiếng nói của họ. Để mà có đuợc cái sự bền vững thì phải lôi kéo những nhóm người này vào công tác phòng chống AIDS vì họ là những người đấu tranh cho quyền lợi của họ, thì nó bền vững rất nhiều."

Một thành viên trong một nhóm của phái nam, không muốn nói tên, cho hay là anh đã tham gia vào câu lạc bộ của những người cùng cảnh ngộ để đuợc chia sẻ, học hỏi và để được sống với ý nghĩa đích thực của mình.

Thành viên này cho biết: "Em là người có giới tính cũng đặc biệt một tí. Em tham gia câu lạc bộ để sinh hoạt, bởi vì nếu không có câu lạc bộ này thì em không biết đi đâu. Từ ngày thành lập, em tham gia, kiểu cũng như một mái nhà, một nơi để đến sinh hoạt, chia sẻ những lúc buồn, lúc vui. Chương trình này cho những người có HIV, chúng em tham gia cho những người chưa bị Hát (HIV), giúp họ tránh được HIV. Giới của em là giới đồng tính, thì em thấy là chương trình này rất là có ích."

Lê Dân tường trình từ Hà Nội.



Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG