Đường dẫn truy cập

Ông Obama hậu thuẫn kế hoạch cứu nguy của chính phủ


Chính phủ Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush yêu cầu Quốc hội đồng ý cho chính phủ chi 700 tỉ đôla mua lại các khoảng nợ khó đòi. Biện pháp cứu nguy tài chính này nhằm mục tiêu làm dịu tình hình xáo trộn trên các thị trường tài chính thế giới. Thông tín viên Kent Klein của đài VOA tường thuật từ thủ đô Washington rằng ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama tuyên bố ủng hộ kế hoạch này.

Đề nghị này được đưa ra hôm thứ sáu sẽ cho chính phủ quyền mua các khoản nợ khó đòi như nợ thế chấp nhà chẳng hạn, không thể trả nổi, từ bất cứ một định chế tài chính nào của Hoa Kỳ trong 2 năm tới.

Các nhà lãnh đạo trong chính phủ và Quốc hội nói họ hy vọng dự luật này có thể được thông qua vào đầu tuần tới. Cả hai khối Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội đều đồng ý các điểm chính của chương trình này, và đang làm việc để vạch ra chi tiết áp dụng.

Tổng thống Bush nói rằng ông sẽ làm việc với Quốc hội để thúc đẩy dự luật được nhanh chóng chấp thuận.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng nguy cơ có tính cách hệ thống và vì vậy đòi hỏi sự đáp ứng lớn lao, và Quốc hội hiểu rằng biện pháp cần được tiến hành càng nhanh và càng sâu rộng càng tốt. Sẽ có hàng trăm tỉ đôla bị đặt trong tình trạng rủi ro cao. Đây là một số tiền rất lớn vì những gì đã xảy ra là một vấn đề nghiêm trọng.

Ông nói rằng kế hoạch này đòi hỏi đặt những khoản tiền rất lớn của người thọ thuế trong tình huống đầy rủi ro, tuy nhiên đó là một giải pháp cần thiết.

Tổng thống Bush nói rằng ông muốn nói với nhân dân Mỹ và tiếp tục nhắc nhở rằng không hành động gì hết trong tình này thì sự rủi ro còn cao hơn rất nhiều so với khoản tiền phải chi ra mà dần dần qua thời gian sẽ thu hồi lại được rất nhiều.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông thừa nhân rằng dân Mỹ đang bắt đầu mất lòng tin vào hệ thống tài chính và vì vậy cần phải làm một điều gì đó.

Tổng thống Bush nói rằng chính phủ cần chuyển đến dân chúng một tín hiệu rõ ràng rằng chính phủ hiểu tình trạng bất ổn có thể đang lan ra mọi lãnh vực và ảnh hưởng đến thành phần dân lao động và các gia đình trung lưu và sẽ không để điều đó xảy ra.

Ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama nói rằng ông ủng hộ các nỗ lực của Bộ trưởng Tài chính của Mỹ Henry Paulson, và Chủ tịch Quĩ Dự trữ Liên bang Ben Bernanke, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Trong bài diễn văn của đảng Dân chủ đọc trên đài phát thanh, ông Obama thúc giục chính quyền và Quốc hội áp dụng các nguyên tắc kinh tế cơ bản để phục hồi sự thịnh vượng cho toàn thể nhân dân Mỹ.

Ông Obama nói rằng chính quyền và Quốc hội cần giúp dân chúng đối phó với tình trạng giá xăng dầu, lương thực thực phẩm gia tăng, tạo công ăn việc làm bằng các biện pháp sữa chửa trường học, đường xá, giúp các bang tránh tình trạng đau lòng là cắt giảm ngân sách và tăng thuế, và giúp những người có nhà được ở lại trong nhà của mình.

Ông Obama cũng nói rằng biện pháp cứu nguy tài chính không nên ưu đãi cho bất cứ một định chế tài chính hay một viên chức đặc biệt nào.

Ông Obama nói rằng chúng phải cũng phải bảo đảm rằng giải pháp mà chúng ta đề ra không tưởng thưởng cho một công ty đặc biệt nào hay những người đi vay hay một tổ chức cho vay nào hay các giới chức điều hành công ty nào, một số trong những người đã gây ra tình trạng hổn loạn này.

Các đảng viên Dân chủ muốn kế hoạch cứu nguy của chính phủ bao gồm cả việc trợ giúp cho vay thế chấp để những người chủ nhà đang gặp khó khăn tránh khỏi bị xiết nhà.

Các đảng viên Dân chủ cũng đang thảo luận việc kèm trong dự luật biện pháp trợ giúp nhiều hơn cho giai cấp trung lưu, mặc dù Tổng thống Bush yêu cầu các nhà lập pháp tránh đưa thêm vào dự luật các điểm gây tranh cải có thể làm chậm trễ hành động cứu nguy.

Giới đầu tư cảm thấy an tâm và tình trạng này đã đẩy giá chứng khoáng trên thị trường Wall Street và các thị trường trên thế giới lên hôm thứ sáu, sau khi kế hoạch cứu nguy được loan báo.

Đồng thời, hôm thứ bảy một thẩm phán tòa án khai khánh tận ở New York quyết định rằng ngân hàng Lehman Brothers có thể bán ngân hàng đầu tư và các cơ sở thương mại cho ngân hàng Anh là Barclays. Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn vào hàng thứ tư của Mỹ đã khai khánh tận hôm thứ hai tuần qua, sau khi Barclays từ chối mua lại toàn bộ đại công ty này. Đây là vụ khánh tận lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG