Đường dẫn truy cập

Các vận động viên chịu thiệt hại nhiều nhất vì việc tẩy chay Olympic


Vận động viên của các Ủy ban Olympic Quốc gia mới đây đã bác bỏ lời kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh. Họ nói rằng thể thao phải tách khỏi chính trị cho dù Trung Quốc có thành tích nhân quyền yếu kém.

15 thành viên của Ban Vận động viên thuộc Ủy Ban Olympic Quốc Tế trong tuần qua đã phổ biến một tuyên bố nói tất cả họ đều nhất trí với nhau rằng: 'tẩy chay Olympic là một điều phi lý và nó chỉ gây thiệt hại cho các vận động viên mà thôi'.

Tuyên bố này nói tiếp rằng trong thế giới có quá nhiều vấn đề mâu thuẫn như hiện nay, nếu chúng ta để cho việc tẩy chay xảy ra thì chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của đại hội thể thao thế giới khi các vận động viên tập trung đến để tranh tài thể thao trong tinh thần tôn trọng, hữu nghị và thượng võ.

Ban vận động viên đã nhóm họp tại Lausanne để thảo luận về cách đối phó với điều mà họ gọi là 'xu hướng tiêu cực đang đe dọa Olympic vừa xuất hiện trong vài tuần qua'.

Cựu vô địch nhảy sào người Nga Sergey Bubka, một thành viên trong Ban vận động viên, nói với các phóng viên báo chí rằng cho đến nay anh vẫn còn hối tiếc là đã bị buộc phải tẩy chay Olympic Los Angeles 1984 vì Cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga lúc bấy giờ.

Bubka nói anh bỏ lỡ dịp tham dự Olympic 1984, và 'nỗi đau hôm nay còn tệ hại hơn cách đây 20 năm vì không có tự do phát biểu và bày tỏ quan điểm, và rốt cuộc nạn nhân chính là những vận động viên, nhưng chẳng ai thèm chú ý đến'.

Nhà vô địch môn nhảy sào nói tiếp rằng anh không muốn chứng kiến một vận động viên nào lại trở thành một nạn nhân nữa vì những lời kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh lần này.

Cuộc rước đuốc Olympic đi vòng quanh thế giới để chuẩn bị cho lễ khai mạc Olympic đã gặp phải sự chống đối tại nhiều nơn trên thế giới với lý do nêu ra là thành tích nhân quyền kém của Trung Quốc.

Ban vận động viên nói rằng: 'cuộc rước đuốc chưa có được một lộ trình hòa bình như nó đáng được có'.

Tuyên bố của Ban vận động viên nói rằng: 'Các hành động chống đối dọc theo lộ trình của cuộc rước đuốc đi ngược lại giá trị của ngọn lửa Olympic'.

Truyền thống rước đuốc trước khi khai mạc Olympic được Đức Quốc Xã khai sinh khi nước Đức đăng cai Olympic năm 1936 tại Berlin.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG