Đường dẫn truy cập

Chủ tịch Trung Quốc nói về vấn đề thương mại, khí hậu thay đổi tại APEC


Hội nghị thượng đỉnh thường niên về lãnh vực kinh tế của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương, tức APEC, đã khai diễn tại thành phố Sydney của Australia; Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc đã nêu lên tại hội nghị những vấn đề then chốt của tình trạng khí hậu thay đổi và tự do hóa thương mại.

Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương, chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc đã nêu lên những vấn đề mà mà các nền kinh tế của APEC đang đối diện.

Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào nói: "Những vấn đề như sự mất cân đối của nền kinh tế thế giới đang ngày càng tăng, tình trạng bảo hộ mậu dịch gia tăng, các áp lực về nguồn cung ứng năng lượng đang tăng mạnh, vấn đề bức bách đang ngày càng tăng liên quan đến tình trạng khí hậu thay đổi đã tạo ra nhiều thách thức nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia và khu vực vốn đang nỗ lực xây dựng một tương lai có thể đứng vững được lâu bền."

Ông Hồ Cẩm Đào thừa nhận rằng tình trạng khí hậu thay đổi là một thách thức cấp bách, và ông khẳng đình rằng vấn đề này phải được giải quyết theo tinh thần và khuôn khổ của Nghị Định Thư Kyoto.

Ông Hồ Cẩm Ðào nói: "Khí hậu thay đổi là một vấn đề về môi trường, thế nhưng xét cho cùng thì đó là một vấn đề về phát triển. Trong mục tiêu phát triển lâu bền, chúng ta nên phát huy tinh thần của khung quy định của hội nghị Liên Hiệp Quốc về vấn đề khí hậu thay đổi và Nghị Định Thư Kyoto, và nên xem đó như là một cơ cấu cốt lõi và là nền tảng chính cho sự hợp tác."

Các nước phát triển như Hoa Kỳ và Australia muốn dùng APEC như một diễn đàn để đề ra một khung quy định mới ngoài Nghị Định Thư Kyoto. Mục đích của Nghị Định Thư Kyoto là nhằm tìm cách cắt giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tức là những tác nhân được xem như là góp phần chính trong việc gây nên tình trạng trái đất nóng dần lên. Nghị Định Thư Kyoto buộc các nước phát triển tham gia thỏa thuận này phải cắt giảm lượng thải ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Nghị Định Thư Kyoto không đòi hỏi các nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, phải cắt giảm các loại khí thải này. Do Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ đang thải ra các chất khí gây ô nhiễm môi trường với những mức độ gia tăng nhanh chóng, Hoa Kỳ và Australia, tức là hai nước gây ô nhiễm môi trường lớn trên thế giới, xem Nghị Định Thư Kyoto là không công bằng, và do đó đã không tham gia nghị định thư này.

Các nhà lãnh đạo kinh tế của APEC cũng mong muốn tiến tình đàm phán tự do thương mại của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, tức Vòng Đàm Phán Doha, vốn đang bị bế tắc, được khôi phục lại.

Chủ tịch nước Trung Quốc phát biểu rằng Vòng Đàm Phán Doha phải được nhanh chóng khởi động lại.

Ông Hồ Cẩm Ðào nói: "Vòng Đàm Phán Doha của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đang ở vào một thời điểm rất gay go. Chúng ta phải dứt khoát bác bỏ chế độ bảo hộ mậu dịch, phá bỏ các rào cản thương mại, và tích cực xúc tiến Vòng Đàm Phán Doha hướng đến một kết quả đầy đủ và cân đối càng sớm càng tốt."

Vòng Đàm Phán Doha đã bị ách tắt vì những tranh chấp quanh việc dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các mặt hàng nông sản, các sản phẩm chế biến công nghiệp, và các loại dịch vụ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG