Đường dẫn truy cập

Phái đoàn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư


Khoảng 30 nhà quản lý từ 18 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đã bắt đầu chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Đây là phái đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam kể từ khi các nhà luật pháp Washington thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam và từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 1.

Theo bản tin hôm thứ sáu của Asia Pulse, Phái đòan gồm đại diện các công ty như Boeing, Chevron, Time Warner, Hewlett Packard và General Electric đang tham dự diễn đàn mang tên “Việt Nam-một tương lai tươi sáng cho các doanh nghiệp Mỹ” tại Hà Nội, do Hội đồng Thương mại Mỹ-ASEAN và Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng phối hợp tổ chức.

Diễn đàn này sẽ đề cập đến một số vấn đề nóng bỏng, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, các cam kết với WTO của Việt Nam và việc mở rông các quan hệ thương mại song phương.

Vị trí và danh tiếng của Việt Nam đã tăng cao kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC và theo lời Cao ủy viên của Hội đồng Thương mại Mỹ-ASEAN, Frances Zwenig thì các công ty Mỹ đang rất háo hức đầu tư vào Việt Nam.

Bà Zwenig cũng nói rằng Việt Nam nên đánh giá các cô hội để các công ty Mỹ đầu tư vào những lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng cho tới dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin.

Ví dụ như trường hợp của công ty Dell, hiện đang có nhà máy sản xuất tại Malaysia, đã gặp gỡ các giới chức của Việt Nam và các nhà điều hành công ty Intel hai tuần trước để xác định xem liệu Việt Nam có phải là điểm đầu tư tiềm năng hay không. Trong khi IBM và Hewlett Packard quan tâm đến một số nghị định mới được ban hành về hợp đồng thầu và cung cấp dịch vụ.

Phó tổng giám đốc IBM phụ trách quan hệ với chính phủ, ông Stephen Braim nói rằng công ty ông dự kiến mở rộng việc phát triển phần mềm và dịch vụ ở Việt Nam

Chúng tôi đang nói đến việc quản lý các dự án chuyển đổi chính đang diễn ra ở cả Việt Nam và trên thế giới. Với một đất nước như Việt Nam với những kỹ năng mà họ có và những gì mà chúng tôi muốn thu hút ở đây, chúng tôi đang cân nhắc nhiều hơn tới các dịch vụ giá trị gia tăng cao như các dịch vụ bảo trì ứng dụng, dịch vụ phát triển, xây dựng cổng kết nối trang web, xây dựng các hệ thống văn phòng hỗ trợ

Một vấn đề nóng bỏng nữa tại hội nghị là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Việt Nam đã ký một loạt thỏa thuận để sử dụng phần mềm và phần cứng của Hoa Kỳ, trong đó có hợp đồng cung cấp giữa Bộ Bưu chính Viễn thông và Microsoft. Theo thỏa thuận này, các cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ được sử dụng các phần mềm có bản quyền của công ty Microsoft. Bà Zwenig nói thêm rằng các công ty Hoa Kỳ xem đây là một dấu hiệu mạnh mẽ từ phía Việt Nam.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG