Đường dẫn truy cập

Cuộc triển lãm các kiệt tác của các họa sĩ lừng danh tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Thế Giới ở Bắc Kinh


Các giới chức Trung Quốc và Hoa Kỳ đang đón mừng một cuộc triển lãm tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Thế Giới ở Bắc Kinh như một viên đá đầu tiên trong việc trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí vị nghe những chi tiết về cuộc triển lãm các họa phẩm tại bảo tàng viện này với những tác phẩm lừng danh đưa từ Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật của thành phố Cleveland, bang Ohio sang. Lan Phương sẽ gửi đến quí vị những chi tiết sau đây qua bài viết của Barbara Schoetzau:

Khi một bảo tàng viện đóng cửa để tân trang lại trong một khoảng thời gian 4 năm thì họ phải làm gì với những kiệt tác vẫn được trưng bày ? Một trong những chọn lựa là cất bộ sưu tập vào trong nhà kho. Thế nhưng lần này Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Cleveland đã quyết định tổ chức một loạt các cuộc triển lãm tại những bảo tàng viện trên khắp nước Mỹ và những quốc gia khác để cho nhiều người cùng được thưởng thức kho tàng nghệ thuật của thế giới.

Theo ông Charles Venable, phó giám đốc bộ sưu tập của Bảo Tàng Viện Cleveland, đã đến Trung Quốc trong ngày khai mạc cuộc triển lãm các tác phẩm mà bảo tàng viện của ông cho Trung Quốc mượn. Ông cho biết người dân Trung Quốc hết sức hào hứng khi được xem những tác phẩm của các họa sỹ lừng danh của tây phương như Matisse, Monet, Modigliani, Renoir, Rodin hoặc Van Gogh.

Tôi lấy làm ngạc nhiên vì có không biết bao nhiêu người trong khối công chúng Trung Quốc có mặt tại buổi khai mạc cuộc triển lãm đã từng đọc những sách viết về Modigliani, cho dù họ chưa được xem một họa phẩm nào của ông. Đây là những cá nhân có học vấn cao, và thực ra một số đã đọc sách viết bằng ngôn ngữ của tây phương, nhiều nhất là tiếng Anh. Họ không có nhiều tài liệu viết về nghệ thuật tây phương được dịch sang tiếng Quan Thoại, vì thế danh mục triển lãm của chúng tôi là một trong những cuốn sách nghiên cứu lớn nhất tại Trung Quốc.

Bộ sưu tập được đem triển lãm tại Bắc Kinh gồm 47 họa phẩm và 13 tác phẩm điêu khắc ra đời từ năm 1860 đến năm 1945, bao trùm khoảng thời gian nổi lên của trường phái Ấn Tượng qua đến những ngày đầu của nghệ thuật hiện đại. Theo các chuyên gia cho biết thì những kiệt tác được chọn đem trưng bày trong dịp này là bộ sưu tập xuất sắc nhất của nghệ thuật tây phương mà khán giả tại Trung Quốc được thưởng lãm.

Bộ sư tập này sau đó sẽ được đưa sang Nam Triều tiên và Nhật Bản., nơi mà bộ sưu tập về nghệ thuật Á Đông của bảo rtàng viện Cleveland được đánh giá rất cao.

Từ mấy chục năm nay chúng tôi đã có những quan hệ tốt với các quốc gia lớn tại Bắc Á. Vì vậy chúng tôi luôn luôn có một quan hệ cá nhân với các đồng nghiệp của chúng tôi ở đó. Lại thêm sự kiện là các quốc gia này vẫn cho xây thêm các bảo tàng viện mới trong 20 năm qua, theo đúng các tiêu chuẩn bảo vệ để tránh sự tàn phá của khí hậu và giữ đúng các tiêu chuẩn an ninh cho các tác phẩm trưng bày như ở tây phương. Điều này có nghĩa là giờ đây đã có những cơ sở tại Á Châu mà các bảo tàng viện tây phương có thể hoàn toàn tin tưởng để cho một số quốc gia như thế mượn các bộ sưu tập nghệ thuật về trưng bày cho công chúng nước họ thưởng lãm.

Ông Veneble cho biết các đồng nghiệp Á Châu của ông đã yêu cầu bảo tàng viện Cleveland cho mượn các kiệt tác hiện đại chứ họ lại không mượn bộ sưu tập các tác phẩm Á đông.

Tất cả các bảo tàng viện lớn ở Á châu hiện nay đang cảm thấy có nhu cầu phải qui tụ được cả các di sản văn hóa của toàn thế giơiù và vì không có một bảo tàng nào ở TQ có được một bộ sưu tập lớn về nghệ tthuật tây phương, nên họ đã yêu cầu chúng tôi cho mượn các tác phẩm nghệ thuật tây phương để triển lãm. Vì thế khi chúng tôi đứng ra tổ chức thì họ yêu cầu để họ bảo trợ cuộc triển lãm các tác phẩm của trường phái Ấn Tượng và những ngày đầu của trường phái Hiện Đại.

Trong một thế giới nơi mà vấn đề toàn cấu hóa là một chủ đề quan trọng, các chính phủ ở cả hai bên bờ Thái bình Dương đều coi là cuộc trưng bày này còn mang nhiều ý nghĩa hơn là một cuộc triển lãm.

Giám Đốc Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Thế Giới tại Bắc Kinh, bà Wang LiMei, nói rằng hàng ngàn công dân Trung Quốc sẽ được cơ hội thưởng thức những kiệt tác của bộ sưu tập với tầm cỡ cao nhất mang những đặc tính văn hóa muôn thuở của tây phương.

Bà nói rằng cuộc triển lãm tạo cơ hội cho các công dân Trung Quốc được chiêm ngưỡng cả một chân trời nghệ thuật hiên đại của tây phương. Bà cũng nói thêm rằng trong lúc mỗi tác phẩm thể hiện sống động những cảnh trí thì chúng cũng lại tạo một cơ hội tuyệt hảo cho khán giả TQ tìm hiểu thêm về nghệ thuật tây phương.

Giám đốc Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Cleveland, ông Timothy Rub, nói rằng sự hợp tác này đang đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng những trao đổi văn hóa và học thuật giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau.

Chúng tôi, cũng như quí vị, đều tin rằng những cơ sở như Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Thế Giới Bắc Kinh và Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Cleveland sẽ càng lúc càng đóng vai trò có ý nghĩa hơn trong việc giúp chúng ta tìm hiểu và hâm mộ giá trị của những nền văn hóa khác, và trong việc tạo được một sân chơi chung trong thời đại toàn cầu hóa khi mà thế giới và các dân tộc ngày càng gần gũi với nhau hơn.

Sau khi được triển lãm tại Á Châu, bộ sưu tập sẽ được đưa đi trưng bày tại khắp nước Mỹ. Bảo Tàng Viện Bắc Kinh cũng dự tính mở các cuộc triển lãm khác mượn các bộ sưu tập của nhiều bảo tàng viện của Hoa Kỳ, ròng rã từ nay cho đến khoảng thời gian thế vận hội năm 2008 được tổ chức ở Bắc Kinh.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG