Đường dẫn truy cập

Phỏng vấn kinh tế gia Ðinh Xuân Quân về con đường ông đã đi qua trước và sau ngày 30 tháng 4


Thế hệ những người Việt trên 40 tuổi ít nhiều đều có một số những ký ức và câu chuyện về ngày 30 tháng tư . Hồi cố lại những chuyện đã xảy đến 30 năm về trước, ông Đinh Xuân Quân, một chuyên gia kinh tế đã dành cho ban Việt ngữ đài TNHK một cuộc phỏng vấn về con đường ông đã đi qua kể từ năm trước ngày 30 tháng tư và những gì ra sau đó. Mời quí vị theo dõi cuộc hành trình của một chuyên gia đã bị đi cải tạo sau đó trở về giúp cải tạo lại cho Việt Nam qua câu chuyện được Lan Phương ghi nhận sau đây:

Ông Đinh Xuân Quân, tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế đại học Sorbonne, thạc sỹ về quản trị kinh doanh tại Hoa Kỳ và đã được huấn luyện về ngành ngân hàng tại Đức. Năm 1974, giống như những thanh niên có lòng với đất nước, ông đã trở về phục vụ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, làm việc cho quĩ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia, một cơ quan trực thuộc Ngân hàng Quốc gia. Ông trở về nước đúng vào thời điểm mà nền kinh tế miền nam đang thay đổi vì Mỹ đang chuẩn bị rút khỏi Việt Nam. Ông và các bạn đồng nghiệp đã cố gắng hết sức để tìm cách đóng góp xậy đựng kế hoạch kinh tế hậu chiến, tự túc, tự cường một khi nguời Mỹ rút đi. Ngoài công việc chính là chuyên gia kinh tế, ông còn giảng dạy tại đại học luật khoa ở và đại học Minh Đức tại Sài Gòn.

Ông bày tỏ ý kiến về những công việc mà ông đã được giao phó sau khi từ nước ngoài trở về phục vụ đất nước đầu năm 1974.

Qua con mắt của một chuyên gia kinh tế, ông Quân thuật lại những điều đau lòng đã xảy đến cho nền kinh tế miền nam mà ông phải chứng kiến ngay sau khi ủy ban quân quản từ miền bắc vào tiếp thu.


Và tuy chỉ là chuyên gia kinh tế nhưng ông cũng không thoát khỏi số phận mà đa số quân nhân, công chức miền nam đều đã phải trải qua, đó là bị phe thắng thế bằng vũ lực từ phương bắc lùa vào những trại tù mà họ gọi là trại cải tạo. Những kinh nghiệm dắng cay, liên tiếp bị hành hạ thể xác, đầy đọa tinh thần, bị bóc lột sức lao động đến cùng cực là những điều đã được không biết bao nhiêu những nạn nhân tù cải tạo ghi lại trên giấy trắng mực đen hay qua những câu chuyện thuật lại cho bạn bẽ, thân nhân nghe thì chuyên gia kinh tế Đinh Xuân Quân đã nếm đủ.

Tuy nhiên ông luôn luôn giữ vững niềm tin và biết rằng những người cộng sản có thể cầm tù thể xác ông nhưng họ không thể nào cầm tù tư tưởng và kiểm soát bộ óc của ông được.

Sau ngày được thả khỏi trại giam, cũng giốngnhư mọi anh em đồng cảnh ngộ, khả năng của ông không được xử dụng. Lâm cảnh thất nghiệp, ông phải đi học châm cứu để kiềm sống và tìm đường vượt biên.

Sau 8 lần thất bại, lần thứ 9 ông mới thoát được sang Thái Lan.

Đến Mỹ vào mùa Lễ Tạ Ơn năm 1979, ông bỏ nguyên 1 tháng trời đọc báo chí và tin tức để bù đắp lại cho những năm tháng bị bưng bít thôâng tin, sau đó ông làm một lúc 3 công việc: sáng làm cố vấn cho một chương trình huấn nghệ cho người tỵ nạn Việt Nam, chiều dạy tại đại học Community College ở Santa Anna, và tối ông lại cũng hợp lực với bạn bè bắt tay xây dựng tờ báo Người Việt ở nam Cali vừa mới khởi sự hoạt động.

Và chỉ ba bốn tháng sau khi đặt chân lên đất tự do, ông đã trở lại được với ngành chuyên môn là kinh tế.

Năm 1992 ông được gửi về Việt Nam làm việc trong một chương trình phát triển nông nghiệp của LHQ. Thời gian này ông có nhiệm vụ giúp phát triển hệ thống ngân hàng cho tỉnh Tuyên Quang, theo lời ông thuật lại, là 1 tỉnh rất nghèo, và ông đã vận động để cơ quan phát triển nông nghiệp LHQ tăng ngân sách tài trợ từ 7 triệu nhu ldự tính lúc đầu lên đến 23 triệu cho dự án đó.

Năm 1994, ông lại được Cơ Quan Phát Triển LHQ mời về làm cho một dự án cải cách hành chính, và sau đây là những cảm nghĩ của ông về cuộc hành trình từ tù cải tạo, trốn chạy vượt biên ra khỏi nước đến việc trở lại Việt Nam giúp cải tổ.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG