Đường dẫn truy cập

Cựu Thủ tướng Campuchia kêu gọi chính quyền Myanmar cho phép gọi video cho bà Suu Kyi


Khôi nguyên Nobel đang bị giam giữ - Aung San Suu Kyi.
Khôi nguyên Nobel đang bị giam giữ - Aung San Suu Kyi.

Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ Ba (7/5) yêu cầu tướng lãnh cầm quyền của Myanmar cho phép ông nói chuyện với khôi nguyên Nobel đang bị giam giữ, bà Aung San Suu Kyi, qua một cuộc gọi video, một yêu cầu mà ông nói rằng người đứng đầu chính quyền sẽ xem xét.

Bà Suu Kyi, người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của quân đội ở Myanmar, đã bị bắt trong cuộc đảo chính năm 2021 và từ đó bị kết án 27 năm tù vì vô số những tội mà các đồng minh của bà cho rằng bà không phạm phải.

Ông Hun Sen, người đã từ chức để nhường chỗ cho con trai mình vào năm ngoái sau gần bốn thập kỷ nắm quyền ở Campuchia, đã nói chuyện hôm thứ Ba qua cuộc gọi điện thoại video với ông Min Aung Hlaing, vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân cử của bà Suu Kyi.

Trong một bài đăng trên trang Facebook của mình có đăng hình ảnh hai người nói chuyện qua video, ông Hun Sen cho biết ông Min Aung Hlaing đã đồng ý “cân nhắc kỹ lưỡng” yêu cầu trên. Ông Hun Sen cho biết thêm rằng Campuchia sẽ cử đặc phái viên đến Myanmar.

Ông Hun Sen, hiện là chủ tịch Thượng viện Campuchia, không có vai trò hòa giải chính thức trong cuộc xung đột hậu đảo chính ở Myanmar và hiện chưa rõ tại sao ông lại tìm cách tiếp cận bà Suu Kyi.

Chính phủ quân sự Myanmar chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.

Không rõ bà Suu Kyi đang bị giam giữ ở đâu và gia đình cũng như luật sư của bà nói rằng họ không thể tiếp cận bà. Quân đội khẳng định bà đã nhận được thủ tục tố tụng hợp pháp.

Myanmar đang bị mắc kẹt trong cuộc nội chiến giữa một bên là quân đội và một bên là một liên minh lỏng lẻo của các dân quân người thiểu số đã thành lập và một phong trào kháng chiến vũ trang được hình thành sau cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền đối với các cuộc biểu tình chống đảo chính.

Cuộc xung đột là thách thức lớn nhất mà quân đội phải đối mặt kể từ khi họ lần đầu tiên nắm quyền ở cựu thuộc địa của Anh vào năm 1962, với những trận chiến trên nhiều mặt trận nhằm dập tắt các cuộc nổi dậy và ổn định nền kinh tế đã suy yếu kể từ cuộc đảo chính.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG