Đường dẫn truy cập

Vệ tinh mới ghi dữ liệu mực nước biển để theo dõi biến đổi khí hậu


Ảnh minh hoạ: Tổng thống Mỹ Barack Obama tham quan dự án Kotzebue Shore Avenue, một nỗ lực để chống lại nước biển dâng lên ở Kotzebue, Alaska, ngày 2 tháng 9, 2015.
Ảnh minh hoạ: Tổng thống Mỹ Barack Obama tham quan dự án Kotzebue Shore Avenue, một nỗ lực để chống lại nước biển dâng lên ở Kotzebue, Alaska, ngày 2 tháng 9, 2015.

Các khoa học gia Mỹ và Âu Châu vừa có một phương tiện theo dõi mới từ trên trời để quan sát các đại dương của trái đất. Vệ tinh Jason-3, được phóng đi vào ngày 17 tháng Giêng là vệ tinh mới nhất theo dõi mực nước biển dâng lên.

Các nhà khoa học nói rằng dữ liệu do các vệ tinh này ghi nhận được trong hai thập niên qua cho thấy mực nước biển dâng lên với một tỉ lệ đáng báo động, và đó là một thước đo của biến đổi khí hậu.

Ông Josh Willis, khoa học gia chủ nhiệm dự án Jason-3 tại Phòng thí nghiệm phản lực của NASA, nói rằng mực nước biển dâng lên là một trong các yếu tố góp phần vào sự tàn phá của bão Katrina năm 2005, trận bão tàn phá kinh hoàng và gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử gần đây của Mỹ.

"Gió của đại dương thổi mạnh thêm gây ra nhiều vấn đề như bão tăng mạnh, thủy triều cao, và những sự kiện hiếm thấy làm mực nước biển tăng cao," ông Willis nói.

Vệ tinh Jason-3 thu thập dữ liệu bằng cách phát xung radar vào bề mặt đại dương nhiều ngàn lần trong một giây đồng hồ và thu hồi lại.

"Dữ liệu vệ tinh của chúng tôi chỉ có được trong khoảng 25 năm trở lại đây. Nhưng chúng tôi có thể tính toán ra được sự thay đổi của đại dương trong nhiều ngàn năm trước đó, và thực tế là 2000 năm trở lại đây có những dữ liệu rất ổn định của mực nước biển và biến đổi khí hậu. Trong khoảng 100 năm mới đây, mực nước biển tăng cao nhanh do trái đất ấm hơn,' ông Willis nói.

Vật chất, kể cả nước, nở ra khi nóng lên. Vệ tinh Jason-3 đo chiều cao của mặt biển, từ đó cho phép các nhà khoa học tính ra có thêm bao nhiêu sức nóng được hấp thụ trong đại dương.

Ông Lee-Lueng Fu, khoa học gia chủ nhiệm dự án Jason-2, nói rằng đại dương chiếm 70% bề mặt trái đất, và hơn 90% sức nóng bị khí hiệu ứng nhà kính giữ lại cuối cùng sẽ nằm trong đại dương.

"Do đó chúng ta đang bước vào một thời kỳ chưa từng có là khí hiệu ứng nhà kính tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy – tăng 50% trong chưa đầy 150 năm và đó là những số liệu thực tế," ông Fu nói. "Do đó trình trạng trái đất ấm dần lên xảy ra trong một giai đoạn ngắn và mực nước biển dâng lên với một tốc độ rất nhanh."

Ông Eric Leuliette của Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia nói rằng mực nước biển là một sự biểu đạt của biến đổi khí hậu với hai lý do:

"Thứ nhất là độ nóng tăng lên quá mức được các đại dương hấp thụ khiến cho mực nước biển dâng lên," ông Leuliette nói. "Các sông băng tan chảy vì trái đất ấm lên cũng làm cho đại dương dâng lên."

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG