Đường dẫn truy cập

Trung Quốc học được gì từ trận động đất năm 2008?


Một đứa trẻ bên một túp lều tạm bợ trước những ngôi nhà bị phá hủy trong trận động đất thứ Bảy tuần trước ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Một đứa trẻ bên một túp lều tạm bợ trước những ngôi nhà bị phá hủy trong trận động đất thứ Bảy tuần trước ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Hôm thứ Ba (23-04-2013), 3 ngày sau khi cơn địa chấn 7 độ xảy ra ở thành phố Nhã An, nhân viên chữa lửa vẫn tiếp tục đào bới các căn nhà đổ nát tại huyện Lỗ Sơn và huyện Bảo Hưng, những nơi bị thiệt hại nặng nhất.

Máy bay trực thăng của quân đội tiếp tục đưa phẩm vật cứu trợ tới những khu vực bị cô lập, là nơi mà đường sá dẫn tới các làng mạc đã bị hư hại và vẫn còn mối rủi ro xảy ra những vụ đá lở và đất chuồi.

Bà Emily Chan là Giám đốc Trung tâm Ứng phó Thảm họa và Trợ giúp Y tế của Đại học Trung văn ở Hồng Kông. Năm 2008, vài ngày sau khi cơn địa chấn 8 độ xảy ra ở huyện Vấn Xuyên, cách tâm chấn của trận động đất hôm thứ Bảy khoảng 190 km về hướng tây nam, bà Chan đã tới nơi để tiếp tay trong công tác cứu hộ. Bà cho biết:

"
Bản đồ nơi xảy ra trận động đất trong tỉnh Tứ Xuyên.
Bản đồ nơi xảy ra trận động đất trong tỉnh Tứ Xuyên.
Nếu chúng ta nhìn vào phần cứu hộ của hoạt động ứng phó với động đất kỳ này, tôi nghĩ rằng phần này đã được thực hiện trong một cung cách rất hợp lý. Chính phủ đã có thể phái các toán nhân viên tới nơi chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ. Việc này chứng tỏ một sự ứng phó tức thời có hiệu quả."

Nhưng bà Chan cũng nói rằng những thách thức thật sự sẽ xuất hiện khi giai đoạn cứu hộ chấm dứt và công tác cứu trợ và tái thiết bắt đầu:

"Có một số nơi có số thương vong cao và có rất nhiều nhu cầu. Những nhu cầu này sẽ trở nên rõ ràng hơn sau khi giai đoạn cứu hộ chấm dứt và người dân bắt đầu cần tới sự hỗ trợ về y tế và những dịch vụ hậu thảm họa."

Bà Chan cho hay Trung Quốc đã nâng cấp một số tiêu chuẩn xây dựng sau khi trận động đất Vấn Xuyên gây tử vong cho gần 90.000 người và nêu bật vấn đề của những ngôi nhà xây dựng cẩu thả, đặc biệt là trường học và bệnh viện.

Tuy nhiên, trong một bài viết đăng trên Nhật báo Thanh niên hôm thứ 3 với nhan đề “Về việc xây dựng kháng chấn, chúng ta phải học Nhật Bản”, nhà bình luận Quách Văn Tịnh cho biết tại một số huyện trong vùng Nhã An, hầu hết các ngôi nhà đã bị hư hại vì động đất, kể cả những ngôi nhà được xây sau trận động đất Vấn Xuyên. Trong bài viết này, bà Quách Văn Tịnh nói rằng “Tại Nhật Bản, đối với một tòa nhà 8 hoặc 9 tầng, có 200 đến 300 trang hồ sơ dành riêng để nói về phần kiểm tra kháng chấn không thôi. Còn tại Trung Quốc, toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng của các tòa nhà chọc trời vẫn chưa tới hai, ba trăm trang.”

Những nỗ lực cứu hộ ở Nhã An đặc biệt khó khăn vì khu vực bị ảnh hưởng bao gồm những ngôi làng trong vùng núi non và thường chỉ có một con đường đèo để ra vào.

Ông Điền Phong, một nhà hoạt động xã hội ở Thành Đô, đã theo dõi những hoạt động ứng cứu thảm họa của chính phủ và xã hội dân sự. Ông cho biết vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết, tuy chính phủ đã nhanh chóng hơn trong việc cung cấp sự trợ giúp và minh bạch hơn trong việc cung cấp thông tin cho dân chúng.

Ðống đổ nát tại làng Long Môn thuộc huyện Lỗ Sơn, tỉnh Tứ Xuyên
Ðống đổ nát tại làng Long Môn thuộc huyện Lỗ Sơn, tỉnh Tứ Xuyên
Ông Điền nói rằng gần rặng núi Long Môn, nơi động đất xảy ra, có một số con đường đủ rộng để xe tải đi qua, nhưng những con đường còn lại thì quá hẹp.

"Tại một số khu vực chỉ có một con đường đèo rất hẹp và đó là những nơi mà tình trạng ùn tắc rất dễ xảy ra. Và chính vì vậy mà không có cách nào để đưa nhân viên cứu hộ tới nơi."

Ông Điền Phong cho biết những vấn đề tương tự đã xảy ra năm 2008, và việc điều động thêm máy bay trực thăng để tới các khu vực bị cô lập nhanh chóng hơn là một việc rất hữu ích.

Trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ sau trận động đất, hàng người tình nguyện đã rủ nhau lên đường tơi khu vực lâm nạn, trong một hành động mà ông Điền Phong nói là “đầy nhiệt tình nhưng có lẽ quá vội vã”.

Giới hữu trách giờ đây đã yêu cầu những người tình nguyện đừng tới khu vực lâm nạn để tình hình giao thông ở địa phương có thể được cải thiện và để cho công tác cứu trợ không bị cản trở.

Ông Điền Phong cho biết về vấn đề này:

"Từ kinh nghiệm của trận động đất năm 2008 chúng tôi biết rằng trong giai đoạn đầu của nỗ lực cứu hộ, các tổ chức xã hội dân sự không hoạt động có hiệu quả."

Ông nói thêm rằng các tổ chức phi chính phủ ở địa phương sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong giai đoạn sau, là lúc mà sự hiểu biết của họ về tình hình ở địa phương là một yếu tố quan trọng để giúp đỡ cho các nạn nhân và xây dựng lại vùng lâm nạn.

Lực lượng cứu hộ đến được các khu vực hẻo lánh trong tỉnh Tứ Xuyên, ngày 21/4/2013.
Lực lượng cứu hộ đến được các khu vực hẻo lánh trong tỉnh Tứ Xuyên, ngày 21/4/2013.
Nhiều người Trung Quốc đã đóng góp tiền bạc cho các tổ chức từ thiện để cứu trợ nạn nhân động đất và một số người cũng lên tiếng yêu cầu các tổ chức này phổ biến trên mạng internet những thông tin về việc sử dụng ngân quỹ cứu trợ.

Nhiều người muốn quyên tiền cho các tổ chức phi chính phủ của tư nhân, chứ không muốn quyên cho các tổ chức lớn do chính phủ điều hành, như Hội Hồng Thập Tự, là tổ chức đã bị chỉ trích vì một số vụ tai tiếng tham ô trong những năm gần đây.

Trên trang weibo ở Trung Quốc, một trang mạng xã hội giống như Twitter, nhiều người đã đăng những mẹo vặt hay những lời khuyên về cách sống còn và cách giúp đỡ người khác trong một trận động đất.

Giáo sư Emily Chan của Đại học Trung văn cho rằng chính phủ Trung Quốc cần làm nhiều hơn nữa để nâng cao sự hiểu biết của người dân về cách sống còn và ứng phó với động đất.

Tuy chính phủ đã nhấn mạnh tới việc tự cứu cho tới khi nhận được sự giúp đỡ của chính quyền và những người khác, đa số những người sinh sống tại các khu vực hẻo lánh là những người già và các em bé và những người này thiếu khả năng và phương tiện để đối mặt với tình huống khẩn cấp và tìm kiếm nơi tạm trú.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG