Đường dẫn truy cập

Trung Quốc bênh vực cho hoạt động xây cất ở Biển Đông


Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây nhiều bãi đá cách xa bờ biển nước này hàng trăm kilomet. Trên một bãi đá, Trung Quốc đã mang đến nhiều đất đến nỗi tạo được một đảo mới.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây nhiều bãi đá cách xa bờ biển nước này hàng trăm kilomet. Trên một bãi đá, Trung Quốc đã mang đến nhiều đất đến nỗi tạo được một đảo mới.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng nước ông có quyền thực hiện những hoạt động xây dựng và phát triển vùng đất quanh các đảo và bãi đá ở Biển Đông. Hành động của Bắc Kinh đã khơi lên mối quan ngại từ Hoa Kỳ và các nước trong vùng, nhưng ông Vương nói rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng tự do hàng hải trong vùng biển này và bác bỏ tốc cáo cho rằng những hoạt động này nhắm vào những nước khác. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật từ Bắc Kinh.

Trong nhiều tháng qua đã có những lời than phiền về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Và vài tuần trước đây, các cuộc phân tích cùng với những hình ảnh được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, CSIS, công bố cho thấy nỗ lực đó đã được thực hiện đến mức nào.

Theo các cuộc phân tích và những hình ảnh chụp từ vệ tinh, Trung Quốc đang xây nhiều bãi đá họ kiểm soát cách xa bờ biển nước này hàng trăm kilomet. Trên một bãi đá, Trung Quốc đã mang đến nhiều đất đến nỗi tạo được một đảo mới. Họ xây một bãi đáp cho phi cơ trực thăng trên một hòn đảo và một sân bay trên một đảo khác.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng việc xây dựng này là cần thiết và không phải là dấu hiệu cho thấy chính sách của Trung Quốc đối với khu vực đang thay đổi. Phát biểu bên lề cuộc họp quốc hội tại Bắc Kinh trong tuần qua, ông Vương cũng nói rằng việc xây dựng không nhắm vào mục tiêu nào hay ảnh hưởng đến bất cứ ai.

"Chúng tôi không giống như một số các nước khác là tới nhà của người khác để dựng lên những kiến trúc bất hợp pháp. Chúng tôi cũng không chấp nhận sự phê phán của người khác khi chúng tôi thực hiện những hoạt động xây dựng trong nhà của mình. Chúng tôi có quyền làm bất cứ điều gì hợp pháp và chính đáng."

Trung Quốc tuyên bố hầu hết Biển Đông là lãnh thổ của họ và dùng đường 9 đoạn dứt khúc, thường được gọi là đường lưỡi bò, trên các bản đồ chính thức để nêu bật yêu sách chủ quyền của họ.

Bắc Kinh không phải là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền các đảo và bãi đá trong vùng biển giàu tài nguyên năng lượng và là tuyến hàng hải quan trọng của tàu bè trên thế giới.

Các nhà phân tích nói rằng việc lấy đất lấp biển sẽ khiến cho Trung Quốc được dễ dàng hơn trong bảo vệ các yêu sách chủ quyền và tăng cường vị thế quân sự.

Tuy vậy, ông Vương Nghị nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục thông qua hiệp thương trực tiếp để giải quyết những vụ tranh chấp một cách hòa bình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nắm giữ một vai trò xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực."

Hành động và sự quyết đoán của Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền đối với cả 2 vùng Biển Đông và Hoa Đông với nước láng giềng Nhật Bản là một nguyên nhân thường xuyên gây va chạm giữa 2 nước.

Ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trong Biển Hoa Đông với Tokyo, Bắc Kinh từ lâu bất bình với điều mà họ cho là sự thiếu thiện chí của Nhật Bản để chuộc lỗi về các hành động của nước này trong Thế chiến Thứ 2. Quan hệ giữa 2 nước đã bị căng thẳng trong những năm gần đây, nhưng trong tháng này họ sẽ mở cuộc đàm phán về an ninh lần đầu tiên trong vòng 4 năm.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng nước ông có quyền thực hiện những hoạt động xây dựng và phát triển vùng đất quanh các đảo và bãi đá ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng nước ông có quyền thực hiện những hoạt động xây dựng và phát triển vùng đất quanh các đảo và bãi đá ở Biển Đông.

Tại một cuộc họp báo, ông Vương Nghị đã đưa ra gợi ý mạnh mẽ nhất rằng Trung Quốc có thể mời kẻ thù trong thời chiến tranh đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Thế chiến Thứ 2 chấm dứt mà Bắc Kinh sẽ tổ chức vào cuối năm nay.

Khi được hỏi liệu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có nhận được lời mời, ông Vương nói với các phóng viên báo chí rằng Trung Quốc sẽ mời các nhà lãnh đạo của tất cả các nước liên hệ.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã mang lại sinh khí mới cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh với đường hướng mưu tìm cho Trung Quốc vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu, tương xứng với vị thế là nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.

Tuy nhiên, các hành động của ông Tập Cận Bình đôi lúc đã gợi lên nghi vấn là Trung Quốc có tìm cách đặt ra luật lệ của riêng mình và làm ngơ các chuẩn mực quốc tế hay không.

Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng Trung Quốc không muốn làm đảo lộn trật tự thế giới hiện nay, nhưng thực sự tin rằng hệ thống hiện nay cần được cập nhật để cho các nước đang phát triển thêm tiếng nói.

"Ngày nay chúng tôi đang ở trên tàu cùng với hơn 190 nước khác. Chúng tôi tuyệt đối không muốn làm lật chiếc tàu."

Ông Vương Nghị nói thêm rằng Trung Quốc muốn cùng với các nước khác chung sức làm cho chiếc tàu lớn này đi về phía trước một cách vững vàng hơn.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG