Đường dẫn truy cập

Thương thuyết về chương trình hạt nhân Iran tiến đến thời điểm trọng yếu


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (giữa) đại diện cao cấp của EU về chính sách đối ngoại Catherine Ashton (phải) và Ngoại trưởng Iran Mahammad Javad Zarif trong cuộc họp ở New York, 25/9/14
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (giữa) đại diện cao cấp của EU về chính sách đối ngoại Catherine Ashton (phải) và Ngoại trưởng Iran Mahammad Javad Zarif trong cuộc họp ở New York, 25/9/14

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry, Ngoại trưởng Iran và một viên chức cao cấp Liên hiệp châu Âu ngày hôm nay gặp nhau tại New York để tiếp tục một cuộc đối thoại ngoại giao quan trọng bắt đầu tối hôm qua. Các giới chức này đang cố tìm giải pháp cho các cuộc thương thuyết đang tiếân hành về việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc gỡ bỏ một số chế tài kinh tế. Thông tín viên VOA Scott Stearns tường thuật rằng hôm sáng ngày thứ Năm, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói nước ông cam kết thương thuyết nghiêm chỉnh và thành thật, nhưng sẽ không ngưng việc tinh chế uranium.

Tổng thống Rouhani nói áp lực của các biện pháp chế tài đối với chương trình hạt nhân của Iran đã khiến Iran mất lòng tin vào các cường quốc đứng đằng sau những chế tài này.

Ông nói với Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc là đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran sẽ là một cơ hội để phương Tây chứng tỏ rằng các nước châu Âu không chống lại sự thăng tiến của các nước khác.

“Thỏa thuận này có thể chuyên chở một thông điệp toàn cầu về hòa bình và an ninh, cho thấy con đường duy nhất để đạt được một giải pháp cho cuộc tranh chấp là thơng qua thương thuyết, và tôn trọng, chứ không phải qua tranh chấp và chế tài.”

Các biện pháp chế tài đã làm giảm giá trị đồng tiền Iran và giá cả tăng cao đối với một số hàng tiêu dùng.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, trưởng đoàn thương thuyết Mỹ, Thứ trưởng ngoại giao phục trách các Vấn đề Chính trị Wendy Sherman nói việc giảm bớt chế tài sẽ có lợi cho người dân Iran.

“Ngay khi chúng ta ngưng các biện pháp chế tài chính- điều sẽ diễn ra rất sớm theo như thỏa thuận, thế giới sẽ đổ vào Iran. Nhiều phái đoàn quốc tế đã có mặt tại Iran, và do đó họ sẽ bắt đầu thấy việc gì có thể làm được.”

Bà Hillary Mann Leverett, giáo sư trường đại học American nói các cuộc thương thuyết được dự trù chỉ còn hai tháng nữa nên đây là lúc các cuộc thương thuyết trở nên căng thẳng hơn.

“Có những cách biệt sâu xa. Và có lẽ không thể nào hàn gắn những cách biệt về những vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ cuối cùng hai bên đã quyết định là căn cứ trên quyền lợi chiến lược của họ là phải đạt được một thỏa thuận và trên một phương diện nào đó, một số chỉ có trên ngôn từ.”

Tổng thống Rouhani nói Iran sẽ theo đuổi “toàn quyền hạt nhân” theo luật quốc tế để duy trì lịng tự hào và độc lập dân tộc.

“Nếu sự kiện quốc gia rõ ràng này không được các đối tác thương thuyết của chúng tôi hiểu được và họ phạm những tính toán sai lầm tai hại trong tiến trình này, thì một cơ hội lịch sử và phi thường sẽ bị mất đi.”

Bà Sherman nói đây là “một quyết định táo bạo” của các nhà thương thuyết quốc tế đồng ý thảo luận về việc hạn chế làm giàu chất uranium, một quyết định bà hy vọng sẽ thuyết phục Iran “có những quyết định khó khăn cần thiết.”

“Thực ra, chúng tôi đang nói về một chương trình tinh chế rất giới hạn trong một thời gian lâu dài cho đến khi Iran sẽ được đối xử như bất kỳ quốc gia nào khơng có vũ khí hạt nhân theo đúng Hiệp ước Cấm Phổ biến Hạt nhân.”

Ông Akbar Ahmed, giáo sư trường đại học American nói trong những cuộc thảo luận này Iran được hưởng lợi vì cộng đồng quốc tế bị bận rộn vì cuộc xâm lấn Ukraine của Nga và vì cuộc chiến chống lại các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi Giáo.

“Điều cuối cùng phương Tây cần đến là một cuộc khủng hoảng quan trọng khác với một quốc gia Trung Đông khác, và trong trường hợp này là Iran, một quốc gia quan trọng tại Trung Đông. Do đó tôi nghĩ trong môi trường này-trong lúc phương Tây bị chia trí, với nhiều cuộc khủng hoảng sôi động tại Trung Đông, Iran có thể nhắm tới mục đích.”

Các nhà thương thuyết Mỹ nói cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi Giáo đã là một phần của những cuộc thảo luận với Iran bên ngoài những cuộc thương thuyết hạt nhân. Tổng thống Rouhani đổ lỗi cho việc lớn mạnh của những phần tử chủ chiến này là do “một số cơ quan tình báo” và—dường như ngụ ý đến những cuộc không kích của Hoa Kỳ – cho rằng giải pháp để chặn đứng những phần tử này phải phát xuất từ chính vùng Trung Đông.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG