Đường dẫn truy cập

Tăng trưởng kinh tế chậm của Trung Quốc dẫn đến đầu tư của các nước APEC


Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok, Nga, 7/9/2012
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok, Nga, 7/9/2012
Vào lúc các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tề tựu tại Nga trong tuần này để tham dự diễn đàn hàng năm các nguyên thủ quốc gia, tăng trưởng chậm và đầu tư tại Trung Quốc chiếm lĩnh lịch trình kinh tế của APEC.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đến Vladivostok để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã chậm lại cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức 7%, dù các đơn đặt hàng có chậm lại đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Kinh tế gia Hồng Kông Trầm Minh Cao, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Citigroup nói:

“Trong giai đoạn rất ngắn hạn, tôi nghĩ từ chính là ổn định. Do đó bất cứ biện pháp nào giúp ổn định nền kinh tế, tránh những xáo trộn xã hội, sẽ được thực hiện. Tuy nhiên khuyến khích tiêu thụ hay dịch vụ là những biện pháp dài hạn. Do đó trong giai đoạn rất ngắn, Trung Quốc phải trở lại cơ chế tăng trưởng truyền thống, chẳng hạn như xuất khẩu.”

Tại một cuộc họp các bộ trưởng tài chánh APEC trước hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Tài chánh Australia Penny Wong nói Trung Quốc có thành tích có những động thái đúng đắn.

“Trong lúc có một số tăng trưởng vừa phải tại Trung Quốc, nhận xét của chúng ta sẽ là, và tôi nghĩ đây là một điều rõ ràng, là nhà cầm quyền Trung Quốc có đủ phương cách để hoạt động, để hỗ trợ cho tăng trưởng phù hợp với những kế hoạch đã đề ra.”

Tuy nhiên nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đứng đằng sau hầu hết các nền kinh tế chính trên thế giới. Ông Dan Ikenson điều hành những cuộc nghiên cứu về chính sách mậu dịch tại Viện Cato, có trụ sở tại Washington nói:

“Trung Quốc rất giỏi trong việc chế tạo hàng hóa mức trung bình và lắp ráp. Họ muốn làm việc tiến đến chuỗi giá trị. Vấn đề là Trung Quốc không có chính sách đúng đắn để làm việc này. Bạn cần phải có một văn hóa bất đồng. Không những chúng ta có một nền văn hóa chấp nhận những bất đồng tại Hoa Kỳ, nhưng cũng khuyến khích việc này. Và đó là những gì chúng ta cần cho việc sáng tạo.”

Ông Ikenson nói không có tự do dân sự rộng rãi, Trung Quốc là một quốc gia thúc đẩy tăng trưởng dài hạn kém trong số các thành viên APEC. Và ông nói thêm, APEC không phải thường là nơi để đạt được những thỏa thuận.

“Giống như là một bữa tiệc cốc-tai mà chủ nhân của bạn yêu cầu bạn tham dự vì có thể có những việc kinh doanh trong tương lai được thành hình bằng một số cái bắt tay hay tương tự. Tuy nhiên cũng không có gì nhiều hơn thế. Tôi nghĩ có sự miễn cưỡng của một số quốc gia, một số chính phủ quay lưng lại và nói ‘Đây không đáng để chúng ta bỏ thì giờ ra’ vì có ai biết? Có lẽ sang năm một số việc cụ thể sẽ xuất hiện.”

Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận về mậu dịch và tự do hóa đầu tư, hội nhập kinh tế vùng nhiều hơn và an ninh lương thực.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG