Đường dẫn truy cập

Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản ảnh hưởng đến đời sống gần đó


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau thảm họa động đất ở Nhật, 14/4/2011
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau thảm họa động đất ở Nhật, 14/4/2011

Các nhà khoa học thu thập bướm tại 7 địa điểm gần nhà máy và thấy có 12,4% loại này có những khiếm khuyết về thể chất, như biến dạng

Phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại đang ảnh hưởng đến đời sống chung quanh đó.

Các nhà khoa học thu thập bướm tại 7 địa điểm gần nhà máy và thấy có 12,4% loại này có những khiếm khuyết về thể chất, như biến dạng hay những chân trước không phát triển, mắt có vết lõm và cánh trông như có hình xâm.

Tỉ lệ bất thường này lên đến 18,3% ở thế hệ kế tiếp, ngay cả khi các nhà khoa học gây giống bướm với những con bướm bình thường trong phòng thí nghiệm, chứng tỏ sự tổn hại gen là di truyền.

Sáu tháng sau tai nạn, các nhà khoa học khám phá tỉ lệ bất bình thường trong động vật hoang dã đã tăng hơn gấp đôi.

Toán khoa học gia nói việc gia tăng này có thể do bởi việc tiếp tục tiếp xúc với mức phóng xạ thấp qua nhiều thế hệ. Kết quả nghiên cứu của toán được đăng trên Science Report, một tạp chí trên mạng có liên hệ với tập san Nature.

Các nhà khoa học kêu gọi có thêm những cuộc nghiên cứu về những nguy cơ có thể xảy ra đối với việc ăn những cây cỏ bị nhiễm phóng xạ đối với loài vật. Một trong những nhà nghiên cứu, giáo sư Joji Otaki trường đại học Okinawa, nói với báo Japan Times là mọi người không cần phải lo âu về sự biến đổi tương tự xảy ra. Ông nói “Con người hoàn toàn khác con bướm và có sức đề kháng phóng xạ mạnh hơn.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG