Đường dẫn truy cập

Sao Kim băng qua mặt trời lần cuối trong hơn một thế kỷ


Trẻ em ở Ấn Độ dùng loại kính để xem thiên thực để xem sao Kim
Trẻ em ở Ấn Độ dùng loại kính để xem thiên thực để xem sao Kim
Giới theo dõi thiên văn trên khắp thế giới hôm qua đã chứng kiến sự kiện thiên văn sẽ không xảy ra lại trong hơn một thế kỷ – là sao Kim băng qua giữa Mặt trời và Trái đất.

Sử dụng kính viễn vọng đặc biệt hoặc kính thiên văn, người dân ở Bắc và Trung Mỹ, Tây Phi, hầu hết châu Âu và nhiều nơi khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã theo dõi trong hơn sáu tiếng đồng hồ trong khi Sao Kim băng qua mặt trời, trông giống như một chấm nhỏ màu đen.

Một số theo dõi sự di chuyển của Sao Kim trên nhiều trang web, kể cả trang mạng của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, các trang web của Cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA, vẫn tải trực tiếp các tấm ảnh do Đài Quan sát Hệ Thái dương của NASA chụp.

Hiện tượng sao Kim đi ngang qua luôn luôn xảy ra theo từng cặp, mỗi lần cách nhau tám năm, và tới hơn một thế kỷ sau mới lại xảy ra hiện tượng đôi này.

Việc quan sát hiện tượng này trong các thế kỷ trước đã cho phép các nhà thiên văn học tính toán khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời – là khoảng 150 triệu km.

Hiện tượng sao Kim băng hôm thứ ba đã kết thúc thời kỳ sao băng 2004-2012, và là lần cuối trước khi hiện tượng này lại xảy ra vào năm 2117. Lần sao Kim băng trước đây, xảy ra vào năm 1874.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG