Đường dẫn truy cập

Quán ăn Trung Quốc không tiếp khách người Việt


Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân.
Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân.
Cộng đồng cư dân mạng trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước bức ảnh chụp một nhà hàng ở thủ đô Trung Quốc treo bảng từ chối không tiếp khách người Việt.

please wait

No media source currently available

0:00 0:03:28 0:00
Tải xuống

Bức ảnh do một người Mỹ gốc Hoa tên Rose Tang chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được bà đăng tải lên trang Facebook cá nhân đã nhanh chóng được cộng đồng mạng khắp nơi chia sẻ với những lời bình luận bày tỏ sự căm phẫn.

Hình ảnh cho thấy ngay trước cửa chính của tiệm bán thức ăn nhanh tên là “Beijing Snacks” có treo tấm bảng ghi bằng hai thứ tiếng Anh ngữ và Hoa ngữ rằng “Nhà hàng không tiếp khách người Việt, người Nhật, người Philippines, và chó". Đây là ba trong số các nước đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Ðông.

Chủ nhân tấm hình cho biết tiệm ăn này gần Cung Vương Phủ tại Hồ Hậu Hải, một địa điểm thu hút đông khách du lịch ngay phía Bắc Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Về mặt văn minh, người Việt mình không đến nỗi sử dụng một cách thức xấu xa như họ (Trung Quốc). Họ quá cực đoan về vấn đề ‘chủ nghĩa dân tộc’ mà lý do là có thể do sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Chính sự tuyên truyền đề cao ‘chủ nghĩa dân tộc’ đã dẫn tới sự cực đoan, coi thường, xem nhẹ tất cả các nước khác...
Thành Nguyễn.
Thành Nguyễn, một thành viên Facebook được nhiều người biết đến tại Việt Nam với chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng Việt tẩy chay hàng Trung Quốc và cũng là chủ nhân của cửa hàng online mang tên “No China Shop”, phản hồi trước hành động gây tranh cãi của nhà hàng ở Bắc Kinh:

“Lúc đầu, mình cũng cảm thấy rất tự ái trước tấm bảng phân biệt chủng tộc như vậy. Nhưng sau đó, mình cảm thấy vui hơn, vì về mặt văn minh, người Việt mình không đến nỗi sử dụng một cách thức xấu xa như họ. Họ quá cực đoan về vấn đề ‘chủ nghĩa dân tộc’ mà lý do là có thể do sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Chính sự tuyên truyền đề cao ‘chủ nghĩa dân tộc’ đã dẫn tới sự cực đoan, coi thường, xem nhẹ tất cả các nước khác, nói chung, và các quốc gia đang có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nói riêng.”

Kim Hiệu, một nghiên cứu sinh y khoa đang du học ở Hà Lan bày tỏ bất bình:

“Mình thật sự cảm thấy người Trung Quốc bây giờ càng ngày càng thô lỗ và hiếu chiến. Tuy nhiên, được đứng chung với Philippines và Nhật mình cảm thấy như một cái gì đó có sức mạnh hơn trong việc phản đối lại Trung Quốc về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa.”

Các cư dân mạng Việt Nam nói hành động phân biệt đối xử vì tinh thần dân tộc cực đoan kiểu này sẽ mang lại hiệu quả ngược, bất lợi cho Trung Quốc, vì đó là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy một hình ảnh xấu của Trung Quốc trong ánh mắt bạn bè quốc tế.

Mình thật sự cảm thấy người Trung Quốc bây giờ càng ngày càng thô lỗ và hiếu chiến...
Kim Hiệu.
Về cách đối phó trước tinh thần dân tộc cực đoan của người Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Kim Hiệu hy vọng một phản ứng hợp tác giữa các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn:

“Người Việt Nam mình nghe tin này nói chung rất tức, nhưng cũng ráng bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Một mình Việt Nam mình cũng khó, nhưng nếu có nhiều nước cùng hợp tác với nhau thì sẽ giải quyết tốt hơn.”

Chính chủ nhân của bức ảnh, một người gốc Hoa, trên trang Facebook của mình đã kêu gọi mọi người truyền tay tấm hình bà chụp được càng nhiều càng tốt với hy vọng rằng áp lực từ công chúng và truyền thông sẽ dạy cho chủ nhân nhà hàng một bài học.

Bà Rose Tang cho rằng sở dĩ đảng cộng sản Trung Quốc bồi đắp và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc và sự thù hận kiểu này là vì họ cần phải dùng sự bẩn thỉu của con người như thế đánh lạc hướng công chúng để mọi người bớt chú ý tới các vấn nạn của quốc gia như tham nhũng, bất công, và khủng hoảng môi trường.

VOA Express

XS
SM
MD
LG