Đường dẫn truy cập

Philippines trồng san hô để tạo dựng lại hệ thống sinh thái dưới nước


Một rạn san hô ở Philippines. Các chuyên gia nói san hô là hệ thống sinh thái hiệu quả nhất trên trái đất.
Một rạn san hô ở Philippines. Các chuyên gia nói san hô là hệ thống sinh thái hiệu quả nhất trên trái đất.

Những rạn san hô bị tàn phá tại Philippines đã làm phát sinh một nỗ lực để xây dựng lại hệ thống sinh thái dưới mặt nước bằng chất kết dính, đinh và "Sáng kiến Philippines." Thông tín viên Liên Hoàng của đài VOA tại Sài Gòn gửi về bài tường thuật.

Các nhà nghiên cứu ước lượng có khoảng 80% san hô ở Philippines bị hư hại. Do đó họ đang cố đảo ngược khuynh hướng này. Họ muốn sửa chữa những khu vực bị tàn phá nặng nề bằng cách đưa san được nuôi trồng hay cấy ghép san hô lấy từ những rạn san hô phát triển tốt đẹp hơn.

Ông Nomer Varua thuộc một toán chuyên gia của trường đại học quốc gia Bán đảo Bataan đang phục hồi các rạn san hô mà ông nói đang giúp nước ông thu được 1,5 tỉ đô la thông qua các hoạt động du lịch và đánh cá.

Trong bài tham luận đọc vào ngày 25 tháng 2 vừa qua tại một Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Năng lượng Tái tạo tại Sài Gòn, ông Varua nói: "Chắc chắn là Philippines đang gặp nguy cơ mất đi sự đa dạng sinh thái biển quý giá."

Ông Varua nói thêm: "Philippines cần giải quyết vấn đề vì chúng ta tất cả đều biết là san hô là hệ thống sinh thái hiệu quả nhất trên trái đất."

Trường đại học này đã phối hợp hoạt động với chính quyền địa phương và trung ương – trong đó các chính quyền cung tiền bạc, và quân đội giúp tuần tra những khu vực cần bảo vệ.

Đánh bắt bằng mìn, quả đất ấm dần

Đây chỉ là một trong nhiều vùng, đặc biệt là tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi san hô bị đe dọa vì quả đất ấm dần, đánh bắt bằng mìn hay thuốc độc, ô nhiễm, xói mòn, những hoạt động du lịch thiếu thận trọng, và khai thác san hô.

Quỹ Sinh vật Hoang dã Thế giới nói: "Các rạn san hô đã tồn tại qua hàng chục ngàn năm của những sự thay đổi tự nhiên, nhưng nhiều chủng loại có thể không thể tồn tại được nữa vì những tàn phá do con người gây nên."

'Hoạt động xây cất không gây tổn hại cho san hô Biển Đông'
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:17 0:00

Theo chương trình được gọi là "Sáng kiến Philippines" các nhà nghiên cứu Philippines xây dựng 10 vườn cây bằng kim loại giống như khung giường và được sơn bằng loại sơn êpoxy để khỏi rỉ sét. San hô tự nhiên được nuôi trong những khung này trong vài tháng cho đến khi lớn được khoảng 5-6 centimét.

San hô nuôi trồng cùng với san hô tự nhiên được đặt tại những hệ thống sinh thái ít san hô và được giữ chặt bằng chất kết dính chịu nước biển, đinh và dây cáp bằng plastic.

Tại một hội nghị do Hội Kỹ sư Môi trường, Hóa học và Sinh học Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức, ông Varua cho biết là khoảng 90 san hô loại này sống được.

Một trận đấu cờ khổng lồ

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên nói mãi cho tới gần đây, các nhà khoa học vẫn chưa biết là những khu vực san hô như vậy có thành công hay không. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức này đã có thể thu hái được san hô tại những vườn bằng bê tông giống như "một bàn cờ khổng lồ tại đáy biển."

Trên trang mạng của tổ chức, Bảo tồn Thiên nhiên nói: "Cách đây một thập niên, sự ươm trồng có tính cách sáng tạo này và chiến lược phục hồi này hầu như chỉ có trên lý thuyết."

Thử nghiệm của Bảo tồn Thiên nhiên được thực hiện tại Florida Keys, trong khi các quốc gia khác - từ Australia đến Indonesia, đã thử nghiệm chiến lược bảo tồn của riêng họ.

Việc đánh bắt thái quá là thủ phạm chính làm cho san hô bị hủy hoại ở Việt Nam.
Việc đánh bắt thái quá là thủ phạm chính làm cho san hô bị hủy hoại ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, việc đánh bắt thái quá là thủ phạm chính làm cho san hô bị hủy hoại. Các giới chức đáp ứng bằng cách phong tỏa các khu vực để bảo vệ "rừng nhiệt đới dưới biển" nhằm ngăn chặn nạn khai thác san hô quá mức và đánh cá bừa bãi.

Liên Hiệp Quốc cũng đã khuyến cáo Hà Nội cần phải xử lý nước thải và những chất độc hại khác, kêu gọi cộng đồng tiếp tay, phát triển du lịch sinh thái, và thay thế những sinh vật ăn san hô, như loại sao biển có gai, bằng những sinh vật khác có ích hơn như cầu gai và ốc biển.

Thiên tai

Ông Varua và các đồng nghiệp của ông chưa thể xác định các vườn san hô bị tác động như thế nào bởi những trận bão ập vào Philippines mùa hè năm ngoái. Các rạn san hô có thể bị các cơn bão tàn phá, nhưng những rạn san hô này có thể che chở cho các cư dân gần đó tránh được những thiên tai.

Tuy nhiên, toán này lạc quan về triển vọng của chương trình "Sáng kiến Philippines."

Trong một bài báo, trường đại học Bataan viết "Sau khi dự án này hoàn tất, chúng tôi nghĩ rằng dự án sẽ khởi động một công nghiệp dịch vụ là phục hồi san hô."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG