Đường dẫn truy cập

Philippines cáo buộc Trung Quốc coi thường luật hàng hải LHQ


Philippines cáo buộc Trung Quốc coi thường luật hàng hải LHQ
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:20 0:00

Philippines cáo buộc Trung Quốc coi thường luật hàng hải LHQ

Philippines kêu gọi tòa án quốc tế tuyên bố rằng những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là phi pháp, cảnh báo rằng tính toàn vẹn của luật hàng hải Liên Hiệp Quốc đang bị đe dọa.

Trong phát biểu khai mạc phiên tòa ở La Haye hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines tìm đến sự can thiệp pháp lý vì hành vi của Trung Quốc đã trở nên ngày càng "hung hăng" và những cuộc đàm phán là vô ích.

Ông Del Rosario nói Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Philippines và Trung Quốc đều đã phê chuẩn nên được sử dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ của hai nước.

"Vụ kiện trước mặt quý vị có ý nghĩa tối quan trọng đối với Philippines vào khu vực, và với thế giới," ông del Rosario nói với tòa án.

"Theo quan điểm của chúng tôi, nó cũng có ý nghĩa tối quan trọng là sự toàn vẹn của Công ước, và cấu trúc cơ bản của trật tự pháp lý những vùng biển và đại dương."

Trung Quốc bác bỏ tất cả những chỉ trích về những hành động của mình, khẳng định họ có chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông.

Tuy nhiên Ngoại trưởng Philippines nói với tòa án ở La Haye rằng lập luận tuyên bố lãnh hải dựa trên "quyền lịch sử" của Trung Quốc là “không có bất cứ cơ sở nào trong luật pháp quốc tế.”

Những phát biểu của ông Del Rosario, được đưa ra trong phiên tòa kín nhưng được Manila công bố hôm thứ Tư, là một phần trong luận cứ mở đầu phiên tòa của Philippines.

Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và cho biết họ sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào.

Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời những nhà phân tích của nước này nói rằng vụ kiện của Philippines chỉ làm cho tranh chấp thêm phức tạp và không giải quyết được.

Những người này nói rằng Manila đang tìm cách gây sức ép với Trung Quốc bằng cách thổi phồng tranh chấp.

Bất kỳ phán quyết từ tòa án dự kiến phải đợi tới năm sau.

Nguồn: AFP, Global Times

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG