Đường dẫn truy cập

Pháp kêu gọi bãi bỏ chế tài Nga nếu có tiến bộ về Ukraine


Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố các biện pháp chế tài do châu Âu và Hoa Kỳ áp đặt đã không những tác động mạnh đến Nga, mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế Âu châu.
Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố các biện pháp chế tài do châu Âu và Hoa Kỳ áp đặt đã không những tác động mạnh đến Nga, mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế Âu châu.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đang kêu gọi bãi bỏ các biện pháp chế tài Nga nếu có tiến bộ ở Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn truyền thanh kéo dài hai tiếng đồng hồ, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố các biện pháp chế tài do Châu Âu và Hoa Kỳ áp đặt đã không những tác động mạnh đến Nga, mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế Âu châu.

Ông Hollande nói với đài phát thanh France Inter rằng Châu Âu nên bày tỏ những gì họ muốn rõ ràng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Hollande nói ông Putin phải ngưng các hành động của ông. Nhưng không nên có thêm các biện pháp chế tài mời, và nên bãi bỏ các biện pháp đã áp đặt nếu có tiến bộ về Ukraine. Điều đó có thể diễn ra vào tuần tới, khi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine dự trù mở các cuộc đàm phán ở Kazakhstan.

Các biện pháp chế tài được áp đặt năm ngoái vì Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ các chiến binh đòi ly khai ở miền đông Ukraine. Nhưng hiện nay, các nước Âu châu đang nêu quan ngại về tác động của vụ giằng co đối với các nền kinh tế của chính Châu Âu. Chẳng hạn như Pháp đã ngưng việc bán hai chiến hạm cho Nga vì vụ giằng co ở Ukraine.

Ông Hollande phát biểu trong một bài phỏng vấn về nhiều vấn đề có liên quan đến nền kinh tế trì trệ của Pháp, vụ khủng hoảng Trung Đông và tình trạng biến đổi khí hậu.

Ông cũng đề cập đến một vấn đề chủ yếu khác của Châu Âu là Hy Lạp.
Ông Hollande nói việc chọn lựa liệu có muốn ở lại trong khu vực đồng Euro hay không là tuỳ thuộc phía Hy Lạp. Nhưng ông cho rằng Athens phải tôn trọng các cam kết của Hy Lạp đối với Châu Âu.

Liệu Hy Lạp có ở lại trong liên hiệp sử dụng đồng euro hay không có thể được quyết định trong các cuộc bầu cử vào cuối tháng này. Đảng Syriza cực tả, nghi kỵ đồng euro đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò công luận ở Hy Lạp.

Cách đây vài năm, rối loạn tài chính ở Hy Lạp đã châm ngòi cho những nỗi lo sợ về sự sụp đổ của khu vực sử dụng đồng euro. Nhưng ngày nay, khu vực euro đang ở thế lành mạnh hơn. Có tin Thủ tướng Angela Merkel của Đức là nước mạnh nhất Châu Âu, coi việc Hy Lạp ra khỏi liên hiệp euro là điều không thể tránh được và có thể xử lý được.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG