Đường dẫn truy cập

Nhật-Hàn bác bỏ khu vực phòng không TQ ở vùng biển tranh chấp


Khu vực đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Nhật Bản gọi là đảo Senkaku và Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư
Khu vực đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Nhật Bản gọi là đảo Senkaku và Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư
Nhật Bản và Nam Triều Tiên, hai nước láng giềng của Trung Quốc, đã bày tỏ quan tâm về việc Bắc Kinh hôm thứ 7 loan báo một khu vực phòng không trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa.

Quyết định của Trung Quốc đã làm leo thang cuộc chiến tranh ngôn từ vì những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, nơi Bắc Kinh và Tokyo có yêu sách chủ quyền lãnh thổ chồng lấn nhau.

Hôm nay, Nhật Bản bác bỏ việc thiết lập khu vực phòng không và mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh.

Ông Katsunobu Kato, phát ngôn viên chính phủ Nhật, nói rằng qua việc thiết lập khu vực này và ép buộc những nước khác tuân hành, Trung Quốc đã làm thay đổi tình hình ở Biển Đông Trung Hoa và có thể tạo ra một tình huống nguy hiểm và không thể tiên đoán.

Nam Triều Tiên cũng bày tỏ quan tâm về việc Trung Quốc đơn phương quyết định thành lập khu vực có chồng lấn với khu vực phòng không hiện nay của Seoul.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên Kim Min Seok nói rằng vào lúc này Nam Triều Tiên sẽ cho phép các máy bay bay qua khu vực này mà không thông báo cho Trung Quốc.

Nam Triều Tiên cũng cho biết họ sẽ nêu vấn đề này với Trung Quốc trong vài ngày nữa, khi đôi bên tham gia cuộc họp đã được sắp xếp từ trước.

Trung Quốc đã loan báo quyết định của họ hôm thứ 7. Đồng thời họ cũng nói rằng qui định mới sẽ có hiệu lực ngay và họ sẽ áp dụng các biện pháp quân sự khẩn cấp để chống lại những máy bay nào không tuân hành qui định.

Tuy các giới chức Mỹ rất bận bịu với cuộc đàm phán hạt nhân Iran khi loan báo của Trung Quốc được đưa ra, Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đều phổ biến thông cáo để bày tỏ quan tâm đối với quyết định đó và ảnh hưởng của nó đối với sự ổn định trong khu vực.

Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc ở Tokyo để phản đối.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ cũng thực hiện một hành động như vậy với Đại sứ Nhật ở Bắc Kinh để trình bày điều mà họ gọi là sự thao túng vô lý của Tokyo đối với loan báo của Trung Quốc.

Trung Quốc nói thêm rằng nếu Nhật Bản ngưng đổ lỗi cho Bắc Kinh, họ sẵn sàng ngồi xuống để bàn về vấn đề này.

Phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc Nhật Bản đưa ra những phát biểu thiếu tinh thần trách nhiệm về quyết định của Trung Quốc là một việc vô lý. Ông Tần cho biết Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo đều bác bỏ kháng nghị của Nhật Bản.

Bắc Kinh lập luận rằng cũng như mọi nước khác, họ có quyền thiết lập khu vực phòng không. Truyền thông nhà nước Trung Quốc ghi nhận rằng hơn 20 nước có khu vực phòng không, trong đó có Nhật Bản, là nước đã nới rộng khu vực phòng không của họ vào năm 2010.

Ông Wendell Minnick, biên tập viên Á châu của tập san Tin tức Quốc phòng, cho biết hành động của Trung Quốc rõ ràng là được tính toán kỹ để gây bất ngờ cho Washington. Ông nói:

"Loan báo của Trung Quốc dường như là một mưu toan thường được gọi là cắt thịt băm. Trung Quốc có xu hướng chiếm cứ lãnh thổ hoặc chấp hành những qui định mới vào một thời điểm mà Hoa Kỳ có thái độ rất thân thiện với họ. Hoa Kỳ đã cố gắng rất nhiều để cải thiện các mối quan hệ quân đội-quân đội với Trung Quốc."

Ông Minnick nói rằng sự chồng lấn giữa hai khu vực phòng không mang lại một số thách thức cho cả Tokyo lẫn Washington. Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn phải chờ xem Trung Quốc sẽ can thiệp tới mức độ nào đối với những chiếc máy bay của Nhật và Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG