Đường dẫn truy cập

'Nhân quyền trên toàn thế giới bị vi phạm bởi khủng bố, độc tài'


Vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Cuba, cảnh sát lôi đi một thành viên của Ladies in White, một nhóm bất đồng chính kiến của phụ nữ kêu gọi thả các tù nhân chính trị, trong khi phản đối hàng tuần tại thủ đô Havana, Cuba, ngày 20 tháng 3 năm 2016.
Vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Cuba, cảnh sát lôi đi một thành viên của Ladies in White, một nhóm bất đồng chính kiến của phụ nữ kêu gọi thả các tù nhân chính trị, trong khi phản đối hàng tuần tại thủ đô Havana, Cuba, ngày 20 tháng 3 năm 2016.

Phúc trình nhân quyền năm 2015 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng sự tàn bạo của các tổ chức khủng bố, và những xã hội dân sự bị các chính phủ đối xử thô bạo là những vấn đề chính trên toàn thế giới. Tuy nhiên phúc trình cũng nêu lên những dấu hiệu tiến bộ.

Chiến dịch của Nhà nước Hồi Giáo tiêu diệt những sắc tộc thiểu số tại Syria và Iraq, cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu và Trung Đông, việc đàn áp những tổ chức xã hội dân sự là những sự kiện làm cho năm 2015 trở thành một năm u ám của nhân quyền.

Ngoại trưởng John Kerry nêu rõ những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng: “Những vi phạm nhân quyền sâu rộng và trầm trọng nhất trong năm 2015 xảy ra tại Trung Đông. Đây là nơi mà sự hội tụ của các tổ chức khủng bố và cuộc xung đột Syria đã gây nên những nỗi thống khổ hết sức to lớn.”

Phúc trình nêu lên những vụ tàn sát khủng khiếp do những tổ chức cực đoan bạo động tại châu Phi gây ra, và nhấn mạnh rằng cai trị tốt là giải pháp để ngăn chặn những tổ chức hiếu chiến như Boko Haram và al-Shabab.

Những chính phủ -- trong đó có Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran và Cuba, bị cáo buộc quấy nhiễu và nhắm tấn công giới truyền thông, xã hội dân sự và những người chỉ trích. Tuy nhiên cũng có tiến bộ.

Hàng ngàn người tụ tập bên ngoài báo Zaman tại Istanbul vào ngày 04 tháng 3 năm 2016, sau khi một tòa án địa phương đã ra lệnh rằng tờ báo đối lập có lượng phát hành lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, có liên kết với một giáo sĩ Hồi giáo, phải chịu sự quản lý.
Hàng ngàn người tụ tập bên ngoài báo Zaman tại Istanbul vào ngày 04 tháng 3 năm 2016, sau khi một tòa án địa phương đã ra lệnh rằng tờ báo đối lập có lượng phát hành lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, có liên kết với một giáo sĩ Hồi giáo, phải chịu sự quản lý.

Ngoại trưởng John Kerry nói: “Chúng tôi thấy có những tiến bộ dân chủ quan trọng tại những nước như Tunisa, Nigeria, Sri Lanka, và Miến Điện - dù mỗi nước đều có những thách thức cần phải vượt qua, nhưng chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các nước này trong những nỗ lực để giúp họ ứng phó với những thách thức này.”

Ông Tom Malinowski, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, nói với Đài VOA rằng phúc trình nhân quyền giúp cho Washington quyết định chính sách ngoại viện.

Ông Malinowski nói: “Quí vị có thể tin chắc là khi nào chúng tôi có chứng cứ đáng tin cậy là một đơn vị hay một cá nhân của một lực lượng an ninh nước ngoài vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, chúng tôi không và sẽ không trợ giúp cho những đơn vị và những cá nhân như vậy.”

Một số nhà quan sát nói vấn đề nhân quyền nên có những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong việc hình thành chính sách ngoại giao của Mỹ.

Bà Sarah Margon, giám đốc văn phòng Washington của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, cho biết như sau:

“Tôi nghĩ rằng một trong những mối quan tâm của tổ chức Human Rights Watch chúng tôi là mặc dầu phúc trình này là vô cùng chính xác và rõ ràng về những gì đang xảy ra tại các quốc gia này, phúc trình này không được sử dụng theo một phương cách đáng lẽ phải được sử dụng.”

Được thực hiện theo đòi hỏi của Quốc hội, đây là năm thứ 40 chính phủ Mỹ công bố Phúc trình Nhân quyền thường niên.

VOA Express

XS
SM
MD
LG