Đường dẫn truy cập

Những người sống sót ở Hiroshima muốn gặp Tổng thống Obama


<b>Hindistan&rsquo;ın Mumbai kentinde bir dini etkinlik için öğrenciler dans tanrısı olarak da bilinen Hindu tanrısı Şiva gibi giyindi.</b>
<b>Hindistan&rsquo;ın Mumbai kentinde bir dini etkinlik için öğrenciler dans tanrısı olarak da bilinen Hindu tanrısı Şiva gibi giyindi.</b>

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Hiroshima vào hạ tuần tháng này khi ông đến Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh G-7. Nhà lãnh đạo Mỹ muốn dùng chuyến viếng thăm này để thu hút sự chú ý của thế giới đối với mối đe dọa hạt nhân mỗi ngày một tăng của Bắc Triều Tiên, nhưng theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA tại Seoul, những người sống sót trong vụ nổ bom nguyên tử này muốn ông Obama thừa nhận sự mất mát và đau khổ do vũ khí nguyên tử của Mỹ gây ra ở Nhật Bản vào cuối Thế chiến Thứ hai.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, giết chết khoảng 140.000 người, kể cả những người thiệt mạng sau này vì phóng xạ.

Ngày nay, Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima, nằm ở trung tâm của vụ nổ, là nơi dành để tưởng nhớ những người đã phải chịu đau khổ và những người thiệt mạng.

Một số người sống sót, như bà Keiko Ogura, 79 tuổi, muốn Tổng thống Obama tới công viên này để thừa nhận những hậu quả khủng khiếp của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

"Trước khi tôi chết tôi muốn gặp ông tổng thống, tôi muốn gặp mặt ông tổng thống đương nhiệm. Không phải để đòi tạ lỗi. Không, tôi chỉ muốn ông ấy tới đây như một con người. Anh tới đây và chúng ta đứng cạnh nhau trên cùng một mảnh đất, trên cùng mảnh đất đã bị san bằng này để cầu nguyện cho những người đã khuất."

Viện bảo tàng bên trong công viên lưu trữ những bức hình và những di vật của vụ ném bom và sự tàn phá do quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới gây ra.

Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima là nơi dành để tưởng nhớ những người đã phải chịu đau khổ và những người thiệt mạng.
Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima là nơi dành để tưởng nhớ những người đã phải chịu đau khổ và những người thiệt mạng.

Bà Oruga, khi đó mới lên 8, cho biết bà ở cách nơi quả bom rơi xuống 2 kilo mét rưỡi mà vẫn bị sức nổ làm cho té ngã xuống đất.

"Khi tôi hoàn hồn thì mọi nơi đều tối đen, không thấy được thứ gì và sau đó không còn có tiếng động nào."

Hôm đó, một nhà báo Nhật đã chụp hình ông Sunao Tsuboi trong lúc ông đứng chung với những người sống sót khác. Ông thuật lại với lòng hối hận về việc ông bị bỏng nặng và đã dẫm lên xác người để bỏ chạy.

"Họ đã chết hết, nhưng trong số họ có một người nào đó vẫn còn sống. Ông ấy đã lớn tiếng mắng tôi."

Theo quan điểm của những người thắng trận, những quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki đã cứu mạng của vô số binh sĩ Mỹ vì giúp cho cuộc chiến chấm dứt sớm hơn. Nhưng những quả bom đó cũng giết chết hàng vạn thường dân vô tội và nhiều nạn nhân đã thiệt mạng trong nhưng năm tháng sau đó vì những chứng bệnh ung thư do phóng xạ gây ra.

Những người sống sót hy vọng chuyến viếng thăm của ông Obama tới Hiroshima chẳng những sẽ làm sống lại cuộc tranh luận về việc Mỹ quyết định thả bom nguyên tử, mà còn làm mạnh thêm cam kết của cộng đồng quốc tế đối với mục tiêu loại bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân trong tương lai.

VOA Express

XS
SM
MD
LG