Đường dẫn truy cập

Ngư dân Việt vỡ nợ sau các vụ tấn công của Trung Quốc ở Biển Đông


Ngư dân trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi, tả tơi và vỡ nợ sau các cuộc tấn công của tàu Trung Quốc ở Hoàng Sa trong thời gian giàn khoan 981 hiện diện tại khu vực.

Phóng viên đài VOA Poch Reasey vừa thực hiện chuyến thăm Lý Sơn 1 ngày tường thuật rằng dù tình hình trên biển đã lắng dịu sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan về nước, nhưng ngư dân Việt vẫn chưa hàn gắn được những nỗi đau đớn, mất mát, thiệt hại vì vì tài sản mất trắng, tàu bè hư hại, nợ nần chồng chất và họ đang khẩn thiết mong chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương.

Poch Reasey: Tới đảo Lý Sơn, tôi gặp rất nhiều ngư dân trên đó. Hai ngư dân mà tôi có dịp nói chuyện, cả hai đều có tàu bị hư phải sửa chữa lại. Họ lúc này không có tiền, phải đi vay mượn của bà con. Họ nói chưa nhận gì từ chính phủ, chính phủ không có giúp gì. Họ yêu cầu chính phủ giúp vì họ không có tiền lúc này. Trung Quốc bắn nước làm tàu họ hư ngày 6/7/14 trong lúc giàn khoan còn đó. Còn chủ chiếc tàu khác nói năm ngoái tàu ông bị Trung Quốc tấn công 2 lần, tháng 7 năm nay bị lần nữa.

Trà Mi: Khả năng sửa chữa, phục hồi của họ hiện nay ra sao?

Poch Reasey: Bây giờ tàu họ còn đang sửa vì bị hư nhiều nên cần thời gian rất nhiều. Một chuyện nữa, trong thời gian ở đảo Lý Sơn này, Reasey nghe dân ở đây nói trước đây chưa bao giờ có nhiều khách như vậy từ khắp nơi đến thăm để xem cuộc sống ở đây ra sao. Họ xem TV thấy hoàn cảnh vậy nên muốn ra đây xem và giúp đỡ.

Trà Mi: Các ngư dân bị Trung Quốc tấn công, họ có cho biết kế hoạch sắp tới ra sao, họ đã cầu cứu những đâu?

Poch Reasey: Họ có nói là đã xin chính quyền giúp đỡ, nhưng chưa nhận được tiền bạc hay sự giúp đỡ gì từ chính phủ. Cho nên, họ tiếp tục yêu cầu chính phủ Việt Nam giúp đỡ họ.

Trà Mi: Về sự bảo vệ, họ có yêu cầu hay nguyện vọng thế nào?

Poch Reasey: Họ cũng có yêu cầu, nhưng không nhận được cái gì từ chính phủ.

Trà Mi: Những nhu cầu thiết yếu chưa được đáp ứng có làm cho họ chùn bước?

Poch Reasey: Họ nói họ vẫn tiếp tục đi vì biển đó là biển của Việt Nam từ lịch sử xa xưa rồi. Họ không sợ, họ vẫn tiếp tục đi như bình thường.

Trà Mi: Ngư dân là lực lượng chính giúp Việt Nam khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Suy nghĩ của chính các ngư dân thế nào?

Poch Reasey: Theo tôi biết họ cũng muốn yêu cầu nhà nước lắm nhưng họ không biết làm sao, nhà nước làm thế nào, họ cũng không có ý kiến về chuyện họ nghĩ sao.

Trà Mi: Kể từ khi giàn khoan Trung Quốc rút đi, công việc đánh bắt của ngư dân ở đó ra sao?

Poch Reasey: Họ vẫn tiếp tục đi, tiếp tục làm ăn như bình thường. Hầu như không có chuyện gì nữa, chỉ sợ thời tiết thôi.

Trà Mi: Anh có suy nghĩ thế nào về những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến ra thăm đảo Lý Sơn lần này?

Poch Reasey: Tôi thấy cuộc sống của dân trên đảo không dễ, rất khó khăn. Họ đi biển mỗi chuyến đi hàng tháng, bỏ vợ con ở nhà, không biết thời tiết ra sao hay sẽ có chuyện gì, rất khó khăn.

Trà Mi: Gia cảnh của họ thế nào? Cuộc sống của các ngư dân trên đảo Lý Sơn có được sung túc?

Poch Reasey: Cũng được, vì trên đảo đồ ăn các thứ đều rẻ hơn ở các thành phố. Họ kiếm tiền ít, họ cũng xài ít. Họ trồng rau cải, bắt cá, đồ ăn cũng rẻ hơn. Lúc này, không đi đánh cá được họ không có tiền, họ phải đi mượn tiền từ bà con vì họ đi bắt cá cả đời rồi, không có nghề gì khác. Cho nên rất là khó khăn.

Trà Mi: Rời Lý Sơn về lại đất liền, ấn tượng nào đọng lại trong tâm trí anh?

Poch Reasey: Tôi rất ấn tượng về sự can đảm của ngư dân Việt Nam, họ bất chấp hiểm nguy và khó khăn.

please wait

No media source currently available

0:00 0:05:58 0:00
Tải xuống

Nhiều thế kỷ nay, Lý Sơn, hòn đảo cách bờ biển Việt Nam 28 cây số, là nơi sinh sống của hàng ngàn ngư dân Việt gìn giữ nghề truyền thống ở Biển Đông.

Bloomberg dẫn lời giới chức địa phương cho hay trong thời gian giàn khoan Hải Dương 981 hiện diện ở Hoàng Sa từ đầu tháng năm tới giữa tháng bảy, 14 trong tổng số 426 tàu thuyền của đảo Lý Sơn bị thiệt hại nặng nề vì các vụ va đụng, gây hấn từ Trung Quốc. Thiệt hại ước tính lên tới nhiều trăm ngàn đô la.

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 26/7/2014
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG