Đường dẫn truy cập

Myanmar 'thất bại' trong việc thử nghiệm bầu cử sớm


Công dân Myanmar xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm bên ngoài Đại sứ quán Myanmar tại Singapore, ngày 18/10/2015.
Công dân Myanmar xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm bên ngoài Đại sứ quán Myanmar tại Singapore, ngày 18/10/2015.

Các giới chức tòa đại sứ Myanmar tại Singapore đã gia hạn cuộc bầu cử sớm ở đó cho đến ít nhất là ngày thứ Tư. Việc này xảy ra giữa những chỉ trích về dàn xếp phiếu bầu tại các tòa đại sứ Myanmar ở nhiều nước khác nhau. Thông tín viên Steve Herman gửi về bài tường thuật từ văn phòng Đông Nam Á của đài VOA

Các giới chức Đại sứ quán Manmar đã nói với cử tri tại Singapore rằng chỉ có 3.000 người sắp hàng đầu tiên mới có thể bỏ phiếu. Khoảng 20.000 người có quốc tịch Myanmar tại Singapore đã yêu cầu được bỏ phiếu sớm trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11 năm nay.

Tòa đại sứ Myanmar tại các nước khác nhau, kể cả Singapore và Thái Lan đang đối mặt với phản ứng dữ dội của những cử tri bất mãn khiếu nại về việc trì hoãn hay bị bác bỏ quyền bỏ phiếu.

Thái Lan là nơi có khoảng vài triệu công dân Myanmar cư ngụ nhưng chỉ có chưa tới 700 người xem như đủ điều kiện đi bầu và một số những người này cũng gặp khó khăn khi đến tòa đại sứ Myanmar ở Bangkok để bỏ phiếu.

Ông Aung Myo Kyaw, một công nhân di dân Myanmar tại Thái Lan nói với đài VOA rằng mặc dầu có tên trong danh sách cử tri đi bầu sớm, ông vẫn không được bỏ phiếu.

Ông giải thích rằng các giới chức tòa đại sứ nói không có phiếu bầu của đơn vị bầu cử của ông và họ không chịu lắng nghe lời khiếu nại của ông.

Bà Nwe Nwe Win, một kỹ sư đang tập sự tại Bangkok nói bà cũng có tên trong danh sách bầu cử sớm nhưng không được phép bỏ phiếu.

Bà tỏ ý rất bất bình về cách thức sứ quán xử lý vấn đề. Những khiếu nại tương tự được các cử tri bỏ phiếu sớm được đăng lên mạng xã hội. Những người này đi bầu tại Canberra, Seoul, Tokyo và Washington.

Đại sứ Myanmar tại Thái Lan công nhận có việc hạn chế bầu cử

Vị đại sứ cho biết chỉ có một ngày được dành cho việc đi bầu sớm ở Thái Lan bởi vì chỉ có từ 500 đến 600 cử tri ghi tên đi bỏ phiếu ở nước này.
Việc dàn xếp được cho là có lợi cho Đảng Thống nhất Đoàn kết và Phát triển USDP do Tổng thống Thein Sein lãnh đạo và được quân đội đầy thế lực ủng hộ.

Các quan sát viên ghi nhận là USDP chỉ cần chiếm được khoảng 10% đến 15% số ghế trong quốc hội để thành lập Liên minh vì 25% số ghế trong cơ quan lập pháp được quân đội chỉ định.

Liên đoàn Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ NLD của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi hy vọng sẽ chiếm được thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG