Đường dẫn truy cập

Mỹ phủ nhận đổi chác với Bắc Triều Tiên về vụ phóng thích tù nhân


Ông Robert King, Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho Vấn đề Nhân quyền Bắc Triều Tiên, cho biết việc phóng thích này có thể là một phần trong nỗ lực của Bình Nhưỡng theo đuổi quan hệ tốt hơn với Washington.
Ông Robert King, Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho Vấn đề Nhân quyền Bắc Triều Tiên, cho biết việc phóng thích này có thể là một phần trong nỗ lực của Bình Nhưỡng theo đuổi quan hệ tốt hơn với Washington.

Mỹ cho biết không cung cấp bất kỳ tưởng thưởng nào cho Bắc Triều Tiên để đổi lấy việc Bình Nhưỡng phóng thích hai tù nhân Mỹ vào tuần trước.

Robert King, Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho Vấn đề Nhân quyền Bắc Triều Tiên, phát biểu như vậy tại Diễn đàn Nhân quyền Chaillot lần thứ 4 hôm thứ Năm tại Seoul.

"Chúng tôi không cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên. Chúng tôi không đưa ra thỏa thuận về bất cứ điều gì khác để hai công dân Mỹ được phóng thích. Chúng tôi không làm vậy," ông King nói.

Truyền thông gần đây suy đoán rằng Washington và Bình Nhưỡng có thể đã đạt được một thỏa thuận bí mật.

Ông King cho biết việc phóng thích này có thể là một phần trong nỗ lực của Bình Nhưỡng theo đuổi quan hệ tốt hơn với Washington.

Hai công dân Mỹ Kenneth Bae và Matthew Todd Miller, được trả tự do vào cuối tuần trước, đều bị kết án nhiều năm lao động khổ sai vì những tội bị cho là chống lại Bắc Triều Tiên. Họ được thả về nhà chưa đầy ba tuần sau khi một tù nhân Mỹ khác, Jeffrey Fowle, bất ngờ được phóng thích.

Cũng có mặt tại diễn đàn là ông Marzuki Darusman, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên.

Ông Darusman cho biết báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hồi đầu năm nay đóng một vai trò chính yếu trong việc gây sức ép để Bình Nhưỡng phản ứng tích cực trước nỗ lực của cộng đồng quốc tế đòi Bắc Triều Tiên cải thiện nhân quyền.

Bản báo nêu chi tiết những vi phạm nhân quyền trắng trợn của Bắc Triều Tiên, gồm bắt làm nô lệ, tra tấn và giết người, mà báo cáo nói ngang như tội ác chống nhân loại.

"Tôi vững tin rằng cộng đồng quốc tế nên nắm lấy cơ hội và động lực có một không hai này giúp tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người dân ở Bắc Triều Tiên," ông Darusman nói.

Diễn đàn Chaillot được tổ chức bởi Viện Thống nhất Quốc gia của nhà nước Hàn Quốc lập ra, và sự kiện năm nay thu hút khoảng 40 chuyên gia.

Sự kiện kéo dài hai ngày được đặt theo tên Điện Chaillot ở Paris, nơi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được thông qua vào năm 1948.

VOA Express

XS
SM
MD
LG