Đường dẫn truy cập

Mỹ: Muốn vào TPP, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước


Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của VOA Việt ngữ hôm 20/5 sau chuyến đi Việt Nam. (Ảnh: Nhất Hùng)
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của VOA Việt ngữ hôm 20/5 sau chuyến đi Việt Nam. (Ảnh: Nhất Hùng)

Quan chức hàng đầu của Mỹ về nhân quyền khẳng định phải có một số bước cải thiện nhân quyền trước từ phía chính phủ Việt Nam mới nói đến chuyện Hà Nội có thể gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ hôm 20/5 sau chuyến đi Việt Nam trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ năm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski nhấn mạnh Washington đang chờ đợi những tiến bộ nhân quyền cụ thể từ Hà Nội ngay trong vài tuần sắp tới, chứ không phải là vài tháng hay vài năm, giữa lúc giới lập pháp Hoa Kỳ đang thúc đẩy một dự luật yêu cầu TPP phải đảm bảo các điều kiện cải thiện nhân quyền.

Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski nói Mỹ hy vọng Hà Nội thấy rõ các tiềm năng khả dĩ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và hiểu rằng cửa đang rộng mở cho mối bang giao gần gũi nhất giữa hai nước mà chìa khóa chính là tiến bộ nhân quyền từ phía Việt Nam.

VOA: Ông cho biết trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ năm nay, Hoa Kỳ đã đưa ra ‘những thông điệp mạnh hơn’ so với mọi năm. Ông có nhận được hồi đáp ‘mạnh hơn’ từ Hà Nội?

Ông Malinowski: Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam hiểu rằng năm nay là năm hết sức quan trọng trong mối bang giao Việt-Mỹ. Không chỉ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ song phương, đôi bên còn đang nỗ lực chung quyết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và Mỹ đang thúc đẩy mối quan hệ kinh tế chiến lược lâu dài với Việt Nam. Để được như vậy, phải có những tiến bộ về mặt nhân quyền từ phía Việt Nam. Tôi cho rằng nhiều người trong chính phủ Việt Nam cũng thấy rằng nếu cởi mở, Việt Nam sẽ mạnh, ổn định, và an ninh hơn.

TPP là một thỏa thuận thương mại hết sức khác biệt. Có những điều kiện được cài đặt vào hẳn trong thỏa thuận này, đặc biệt là về quyền của người lao động. Những việc mà Việt Nam phải làm là thay đổi luật lao động, cho phép thành lập công đoàn độc lập, nếu không sẽ không được vào TPP.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.

VOA: Sau chuyến đi đối thoại nhân quyền do ông dẫn đầu, một số chuyến thăm của các phái đoàn Quốc hội Mỹ, và mới đây nhất là chuyến công du của Phó Bộ trưởng Ngoại giao Blinken tới Việt Nam, Hà Nội đã tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ đang đáp ứng những lời kêu gọi từ Mỹ chưa, thưa ông?

Ông Malinowski: Tôi nghĩ họ đã chứng tỏ có vài phản hồi. Trong năm qua đã thấy có sự kiềm chế về mặt bắt bớ giam cầm hay tuyên án những người bất đồng chính kiến.

VOA: Gần đây thì sao, thưa ông, đặc biệt là sau hàng loạt các chuyến thăm cao cấp vừa nói?

Ông Malinowski: Tôi mới trở về từ Việt Nam một tuần trước, cho nên cần phải chờ xem, nhưng tôi nghĩ họ biết là đã tới lúc phải đáp ứng những lời kêu gọi giữa lúc Quốc hội Mỹ đang tranh cãi gay gắt về thỏa thuận TPP. Không chắc là chúng ta sẽ thành công TPP. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thành công, nhưng không chắc là sẽ như vậy. Cả Phó Bộ trưởng Ngoại giao Blinken và tôi đều đã chuyển thông điệp hết sức rõ ràng tới Hà Nội rằng nếu muốn chứng tỏ có tiến bộ trong lĩnh nhân quyền thì đây là lúc phải thể hiện vì ánh mắt của quốc tế, đặc biệt là Mỹ, đang hướng về Việt Nam và vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

VOA: Ông nói TPP là đòn bẩy tốt nhất để cải thiện nhân quyền Việt Nam. Sau các trường hợp tương tự hồi năm 2000 với Thỏa thuận Thương mại Song phương Việt-Mỹ và thỏa thuận WTO năm 2007, người ta thấy nhân quyền Việt Nam lại tuột dốc. Làm thế nào để đòn bẩy lần này hiệu quả hơn những lần trước, thưa ông?

Ông Malinowski: Tôi hiểu mối quan tâm đó, nhưng TPP là một thỏa thuận thương mại hết sức khác biệt. Có những điều kiện được cài đặt vào hẳn trong thỏa thuận này, đặc biệt là về quyền của người lao động. Những việc mà Việt Nam phải làm là thay đổi luật lao động, cho phép thành lập công đoàn độc lập, nếu không sẽ không được vào TPP. Không như các lập luận trước kia rằng mở rộng thương mại sẽ dẫn tới mở rộng nhân quyền. Những điều kiện về nhân quyền đã được cài đặt sẵn vào trong thỏa thuận TPP, điều mà chúng tôi chưa từng làm trước đây với Việt Nam. Chưa có gì bảo đảm là Việt Nam sẽ thay đổi. Những sự thay đổi này rất khó với Việt Nam. Động lực chính để thay đổi vẫn phải xuất phát từ bên trong Việt Nam, từ bên trong xã hội, từ bên trong chính phủ.

Nhưng tôi tin rằng tiến trình phê chuẩn TPP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình thay đổi bên trong nội bộ của Việt Nam. Chúng tôi đã nói hết sức rõ ràng với họ rằng phải có một số bước tiến bộ từ phía Việt Nam trước. Chúng tôi đã thấy một vài tiến bộ chẳng hạn như Hà Nội phê chuẩn Hiệp ước Chống tra tấn hay Công ước về Quyền của người khuyết tật, phóng thích tù nhân lương tâm, số người bị bắt và bị tuyên án vì các hoạt động đấu tranh ôn hòa trong năm nay có giảm đi. Chúng tôi hy vọng tiếp tục nhìn thấy những việc này.

Chắc chắn là họ đang thay đổi chiến thuật vi phạm nhân quyền, đúng vậy. Chúng ta thấy ít trường hợp bị tuyên án nặng nề nhưng lại thấy công an, chính quyền sách nhiễu, đe dọa, đánh đập các nhà hoạt động hết sức dã man. Điều này thật là tệ. Tôi không cố giả vờ xem mọi việc tốt đẹp hơn bản chất thật sự. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, Mỹ không ngừng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thôi bắt bớ và bỏ tù dài hạn những người chỉ đòi hỏi dân chủ một cách ôn hòa.
Ông Tom Malinowski nói.

Câu hỏi đặt ra là những việc này sẽ diễn ra khi chúng ta ngưng các áp lực hay khi chúng ta tiếp tục các áp lực? Theo tôi, chắc chắn là mọi việc sẽ tốt hơn nếu chúng ta tiếp tục các áp lực. Tất nhiên Việt Nam sẽ không được hưởng các lợi ích thương mại từ TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy họ sửa đổi luật lao động. Chuyện cho phép công đoàn độc lập là cả một vấn đề đối với một nước mà trước nay chưa hề có như Việt Nam. Có nhiều việc thế giói bên ngoài có thể làm nhưng cũng có nhiều việc phải xuất phát từ xã hội dân sự, từ các lực lượng cải cách bên trong chính phủ Việt Nam. Những lời kêu gọi đang hiện hữu và TPP giúp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.

VOA: Ông nói Việt Nam đã có một số tiến bộ về nhân quyền nhưng còn phải đi một chặng đường dài. Trên thang điểm từ 1 tới 10, ông đánh giá Việt Nam đã đi được bao xa?

Ông Malinowski: Tôi không theo thang điểm, tôi chỉ nhìn vào hướng mũi tên đi lên hay đi xuống. Việt Nam còn phải đi một chặng đường rất dài trong lĩnh vực nhân quyền. Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có thể giữ cho mũi tên chỉ đúng hướng hay không, để theo thời gian, người dân Việt Nam được củng cố sức mạnh để tự đấu tranh cho chính họ.

VOA: Khi đánh giá rằng nhân quyền Việt Nam có một số tiến bộ, ông dẫn chứng số người bất đồng chính kiến bị bắt, bị tuyên án giảm và số tù nhân lương tâm được phóng thích tăng, nhưng không đề cập đến số trường hợp bị sách nhiễu hay bị hành hung. Có người thắc mắc rằng liệu đánh giá đó có chính xác không vì xem ra có vẻ như Hà Nội chỉ thay đổi chiến thuật mà thôi. Phản hồi của ông thế nào?

Ông Malinowski: Chắc chắn là họ đang thay đổi chiến thuật vi phạm nhân quyền, đúng vậy. Chúng ta thấy ít trường hợp bị tuyên án nặng nề nhưng lại thấy công an, chính quyền sách nhiễu, đe dọa, đánh đập các nhà hoạt động hết sức dã man. Điều này thật là tệ. Tôi không cố giả vờ xem mọi việc tốt đẹp hơn bản chất thật sự . Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, Mỹ không ngừng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thôi bắt bớ và bỏ tù dài hạn những người chỉ đòi hỏi dân chủ một cách ôn hòa. Nếu điều này thật sự đang diễn ra thì quả là rất tốt. Tôi nhấn mạnh từ ‘nếu’, vì theo tôi mọi việc còn đang rất mong manh.

Tôi hy vọng trông thấy cải cách luật pháp...giải pháp duy nhất là Việt Nam phải cải cách luật nội địa phù hợp với Hiến pháp và các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam thấy rõ các tiềm năng khả dĩ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và hiểu rằng cửa đang rộng mở cho mối bang giao gần gũi nhất giữa hai nước mà chìa khóa chính là tiến bộ nhân quyền từ phía Việt Nam.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.

VOA: Trọng tâm trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ năm nay là vấn để cải cách luật pháp. Cải cách luật pháp chỉ có hiệu quả thực tế trong một bộ máy tam quyền phân lập mà Việt Nam hoàn toàn không có. Vì vậy có người cho rằng nên tập trung vào vấn đề cội rễ thay vì đi vòng quanh. Ý kiến ông thế nào?

Ông Malinowski: Chúng tôi tập trung vào mọi mức độ của vấn đề, chúng tôi cố gắng giúp đẩy mạnh xã hội dân sự địa phương và các tổ chức độc lập có thể đứng lên đại diện cho các công dân bình thường ở Việt Nam. Mặt khác, Hà Nội đã cam kết cải cách luật pháp thì giờ họ phải chứng tỏ cam kết đó. Khi chúng tôi yêu cầu họ cải cách luật pháp, chúng tôi chỉ yêu cầu họ làm theo chính những gì họ hứa. Tiến trình đó mới chỉ khởi sự, chưa đạt được những gì chúng tôi mong muốn. Họ đã cam kết, họ phải làm vì đây là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và của chính người dân trong nước Việt Nam.

VOA: Là giới chức hàng đầu của Mỹ về vấn đề nhân quyền, ông dự đoán tình hình nhân quyền Việt Nam trong 5-10 năm tới ra sao?

Ông Malinowski: Tôi hy vọng trông thấy cải cách luật pháp. Tôi không muốn tranh luận với chính quyền Việt Nam về các trường hợp người này bị tù người kia phải thả. Tôi nghĩ họ cũng không muốn tranh luận với chúng tôi mãi như vậy. Rất mệt mỏi. Chúng tôi muốn chấm dứt những việc đó. Và giải pháp duy nhất là Việt Nam phải cải cách luật nội địa phù hợp với Hiến pháp và các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam thấy rõ các tiềm năng khả dĩ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và hiểu rằng cửa đang rộng mở cho mối bang giao gần gũi nhất giữa hai nước mà chìa khóa chính là tiến bộ nhân quyền từ phía Việt Nam.

please wait

No media source currently available

0:00 0:07:51 0:00
Tải xuống

VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.

Mỹ: Muốn vào TPP, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước
please wait

No media source currently available

0:00 0:07:07 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG