Đường dẫn truy cập

Một số câu chuyện về di dân tại Hoa Kỳ


Một nhóm các di dân và các nhà hoạt động ủng hộ cho cải cách di trú đứng tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington, D.C., 26/6/2013. REUTERS/Jonathan Ernst
Một nhóm các di dân và các nhà hoạt động ủng hộ cho cải cách di trú đứng tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington, D.C., 26/6/2013. REUTERS/Jonathan Ernst
please wait

No media source currently available

0:00 0:13:42 0:00
Tải xuống

Các Thượng nghị sĩ Mỹ hy vọng sẽ biểu quyết về luật cải tổ di trú trước ngày lễ Độc lập 4 tháng 7 năm nay. Trong Câu chuyện nước Mỹ tuần này, mời quý thính giả theo dõi câu chuyện của một vài di dân thành công tại nước Mỹ cũng như những đau khổ của những gia đình có người thân bị trục xuất về nước.

Việc trở thành công dân Mỹ không dễ dàng đối với Nguyễn Đức Minh. Anh trốn khỏi Việt Nam khi còn bé cùng với gia đình và suýt chết trong chuyến đi này. Anh và gia đình cuối cùng tìm được đường đi đến nước Mỹ. Hiện là một nhà làm phim, Minh sống với vợ và anh em trong gia đình vợ tại Los Angeles. Câu chuyện về những nhọc nhằn, đau khổ và can đảm của gia đình Minh là niềm hứng khởi cho những người đang dấn thân vào một cuộc thách thức đầy khó khăn của việc cải cách di trú tại Hoa Kỳ.

Sử dụng di sản Việt Nam, đạo diễn Nguyễn Đức Minh cho ra cuốn phim đầu tay có tựa đề ‘Touch’ dịch ra tiếng Việt là “Chạm.”

Anh nói: “Nếu không đến nước Mỹ tôi có thể trở thành nhà làm phim hay không? Có lẽ không.”

Minh và vợ sống tại Los Angeles. Người anh cả của Minh, chị dâu và các cháu sống trong một căn nhà được xây tại sân sau nhà của Minh.

Gia đình Long và Minh gồm 10 anh chị em, tuy nhiên, cuộc sống của hai anh em này liên hệ với nhau kể từ thời thơ ấu, không giống như các anh chị em khác.

Anh Nguyễn Long là một nghệ sĩ nói:

“Tôi là người chăm sóc Minh. Và tôi nhớ cả khi tôi đến phòng mẹ tôi sinh và thấy Minh là một em bé mới sanh.”

Không lâu sau đó lại có một em khác ra đời để Long chăm sóc. Minh và vợ đang chờ đứa con đầu lòng.

Minh nói: “Khi các con tôi đủ khôn lớn, tôi sẽ nói cho chúng biết về chuyến đi mạo hiểm của tôi và cha mẹ tôi đã mang tôi đến nước Mỹ như thế nào.”

Chuyến đi phiêu lưu của Minh làm cho Minh suýt chết. Long và Minh đều sinh tại Việt Nam. Long nhớ lại những giây phút hãi hùng trong chiến tranh:

“Mỗi đêm chúng tôi đều chui xuống gầm cầu thang vì đây là nơi kiên cố nhất trong nhà và chúng tôi nghe thấy tiếng nổ khắp nơi trong xóm. Sáng ra chúng tôi biết được nhà nào bị trúng pháo.”

Gia đình đông người của anh quyết định vượt biên bằng thuyền từng nhóm nhỏ. Long thuộc nhóm vượt biên đầu tiên. Vài năm sau, Minh lúc đó tám tuổi ra đi cùng với người thân trong gia đình. Như nhiều thuyền nhân khác vào thời điểm đó, Minh và các người tỵ nạn khác trôi dạt ngoài biển.

Minh cho biết: “Có một linh mục trên thuyền, do đó khi chúng tôi sắp chết khát vì hết nước uống, vị linh mục chuẩn bị làm lễ lần cuối cùng.”

Tuy nhiên mọi người trong gia đình anh sống sót và đến được nước Mỹ. Minh học rất giỏi và đứng dầu trong kỳ thi tốt nghiệp trung học và trở thành công dân Mỹ.

“Tôi rất cảm động, rất phấn khởi và rất hãnh diện. Tôi cảm thấy tôi đã hoàn thành điều gì đó.”

Minh lên đại học và học về sinh học nhưng tìm thấy niềm đam mê thật sự trong việc làm phim.

“Thật là hạnh phúc khi có được một người anh như anh Long vì anh ấy mở đường cho tôi.”

Lúc đó, Long là một nghệ sĩ nghèo nhưng hạnh phúc. Anh kể lại:

“Tôi nhớ mẹ tôi la rầy anh về việc này nhưng anh ấy thực sự can đảm, và quyết chí làm việc ấy.”

Minh ghi tên vào trường điện ảnh, tốt nghiệp và bắt đầu theo đuổi đam mê của mình. Long đóng một vai trong phim đầu tay của Minh. Phim Touch nói về mối liên hệ của một cô gái Việt Nam làm móng tay và một anh thợ máy.

“Chúng tôi được giải phim do khán giả binh chọn tại Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam. Đây là điều lạ và mỉa mai đối với tôi vì cha mẹ mang tôi đến Mỹ để có nhiều cơ hội tốt và nay tôi mang phim của tôi trở về lại Việt Nam.”

Minh nói con của anh cũng sẽ có nhiều cơ hội như anh đã có tại nước Mỹ này.

“Tôi sẽ nói với con tôi là cứ lên đường và đừng lo lắng gì về việc sẽ đi đến đâu.”

Minh trở thành một công dân Mỹ theo một chương trình đặc biệt dành cho người tỵ nạn chính trị. Vào năm 2012, Hoa Kỳ nhận khoảng 44.000 đơn xin tỵ nạn chính trị. Chưa đến 12.000 đơn được chấp thuận.



---------------------------------------------------------

Anh Thione Niang từ Senegal đến Mỹ với 20 đô la trong túi. Nhưng anh nhanh chóng xây dựng được một đời sống thành công. Hiện nay anh cống hiến trở lại cho xã hội bằng cách thúc đẩy người trẻ tự tin vào chính mình và khả năng của mình. Thông tín viên Đài VOA gặp người trẻ tuổi này với cuộc hành trình trong đời sống gây nhiều cảm hứng của anh.

Anh Thione Niang kể:

“Tôi thường đi bộ ba dặm để đi đến trường, đôi khi không giày dép gì cả, dưới ánh nắng mặt trời châu Phi mỗi ngày.”

Thione Niang sanh ra tại Senegal. Anh hy vọng sẽ tạo cảm hứng cho những người trẻ tại một trường học ở Washington, D.C để các em theo gương của anh - tiến bước và dẫn đầu. Anh cho biết:

“Nếu một thiếu niên có thể đến đây với 20 đô la trong túi và hiện đang đi du lịch thế giới, tiếp xúc với giới trẻ vòng quanh thế giới, thì tôi nói với các bạn, mọi việc đều có thể xảy ra…”

Người trẻ tuổi này sanh ra trong cảnh nghèo khó tại một làng quê Tây Phi. Cha của Thione có ba vợ và 28 đứa con.

Thione Niang nói:

“Vào lúc tuổi còn rất trẻ, tôi nhìn mẹ tôi, bà đẹp nhưng có nhiều vết đau khổ trên khuôn mặt và ngày ấy tôi nói với mẹ tôi là mẹ đừng khóc nữa, một ngày nào đó nếu con thành công, con sẽ đảm bảo là con sẽ chăm sóc mẹ.”

Thione Niang đã làm được-và tiến trên con đường giúp một Tổng thống Hoa Kỳ đắc cử. Anh Thione khám phá ra được sự yêu thích chính trị địa phương tại tiểu bang Ohio, nơi anh tốt nghiệp đại học và bắt đầu làm việc cho những chiến dịch tranh cử của Đảng Dân chủ. Anh nói những người trẻ phải dấn thân.

“Mỗi một quyết định được thực hiện hầu hết trong đời sống của bạn và tương lai đất nước bạn và tương lai của gia đình bạn và con cái bạn đều bị các chính trị gia kiểm soát. Do đó riêng cá nhân tôi, tôi muốn ngồi tại bàn nơi các người làm quyết định ngồi, hơn là chờ đợi những người này đưa ra quyết định giùm tôi.”

Thione Niang luôn luôn giúp đỡ gia đình ở Senegal, và vào năm 2009 anh thành lập một tổ chức bất vụ lợi có tên là ‘Give 1 Project’ để cổ vũ cho sự tiến bộ xã hội, kinh tế và chính trị cho các người trẻ tuổi. Cũng như việc khánh thành trường học này ở Benin, Give 1 có những dự án tại một vài quốc gia châu Phi, cũng như tại châu Âu và Hoa Kỳ. Anh nói:

“Bạn đến châu Phi và không chỉ thỉnh thoảng, các nhà lãnh đạo hầu hết đều tham nhũng-nhưng ngay cả những người không làm việc trong văn phòng cũng rất tham nhũng. Giống như cả xã hội hầu như như nhau, và sự lãnh đạo chỉ phản ánh những gì bạn thấy tại chỗ. Và đó là những gì chúng ta cố gắng thay đổi với thế hệ mới: tham nhũng không phải là một chuyện bình thường, và chúng ta không thể nào đưa đất nước chúng ta tiến tới trừ phi chúng ta loại trừ tham nhũng.”

Tại quốc gia tạm cư, anh Thione được công nhận là một lãnh tụ chính trị. Anh thường được phỏng vấn về phát triển tại châu Phi, như tại Đài VOA. Anh tư vấn cho người Mỹ về vấn đề dân chủ tại châu Phi, và tư vấn cho người châu Phi về đầu tư nước ngoài. Anh Thione nói anh đang theo đuổi mộng ước của anh.

Anh Thione gọi Senegal là mẹ anh và nước Mỹ là cha anh. Anh nói anh muốn đi theo con đường của những lãnh tụ vĩ đại được nhớ đến về những điều họ làm để thay đổi cuộc sống của người dân.

Nhiều di dân tiếp tục đóng góp to lớn cho xã hội Mỹ. Một số doanh nghiệp thành công nhất như Google, AT&T và eBay là do các di dân sáng lập.

------------------------------------------------------

Một trong những vấn đề khó khăn nhất các nhà lập pháp phải đối phó về cải cách di trú là hậu quả tình cảm và tâm lý đối với con cái của những người bị trục xuất. Đài VOA biết được một gia đình người Palestine tại Brooklyn, New York bị khủng hoảng kể từ khi người mẹ bị trục xuất.

Việc trục xuất thường làm tan nát gia đình. Cô Janna Hakim, người Mỹ gốc Palestine, 19 tuổi và cô em gái Saba nhớ lại đêm mẹ cô là bà Fatin bị các nhân viên di trú hay còn gọi là ICE trục xuất.

Cô Janna nói:

“Nhân viên sở di trú đến.”

Saba cho biết:

“Và khi tôi sắp ngủ thì mẹ tôi vào phòng và gọi ‘Saba! Saba! Thức dậy! Họ đến đưa mẹ đi!”

Cô Janna nói:

“Em tôi hỏi nhân viên ICE chuyện gì đây và hình như họ có lệnh của tòa để bắt mẹ tôi.”

Cô Saba nói:

“Nhân viên di trú trấn an mẹ tôi. Yên tâm bà sẽ sớm trở về nhà. Bà có con cái.”

Bà Fatin hiện sống tại Ramallah vùng Bờ Tây bị Israel chiếm đóng. Bà từ Belize đến Hoa Kỳ theo hộ chiếu du lịch vào năm 1989. ICE trục xuất bà về Belize nơi bà là một công dân của nước này. Bỏ lại các con ở Mỹ là một điều đau đớn.

Bà Fatin nói:

“Chào tạm biệt Brooklyn, Tạm biệt New York. Làm ơn chăm sóc các con tôi.”

Vì bà không có giấy tờ chứng minh của Israel, bà sống trong lo sợ bị trả về Belize.

Cô Saba nói: “Tôi hiểu là có những luật lệ và bạn không thể vi phạm được, nhưng tôi cảm thấy là phải nên có những ngoại lệ. Đó là sau 20 năm, sau khi xây dựng cuộc đời ở đây, sau khi có con cái tại đây, bà bị trục xuất.”

Còn cô Janna nói:

“Hãy quên đi sự kiện là việc này không công bằng đối với mẹ tôi. Nhưng còn chúng tôi thì sao? Chúng tôi không phải là công dân Mỹ sao? Chúng tôi có được đối xử bình đẳng và công bằng như những người khác hay không? Làm thế nào mà nói rằng việc bắt mẹ tôi phải xa tôi và anh chị em tôi là công bằng.”

Cha của những em này, cũng là một di dân bất hợp pháp, bị tậït nguyền và không thể làm việc để nuôi gia đình. Do đó Janna và Saba trở thành người lo kiếm tiền nuôi gia đình và phải nỗ lực vừa nuôi gia đình vừa đi học. Janna nỗ lực chứng tỏ là cột trụ trong gia đình:

“Và họ không thấy tôi bị xúc động mạnh trước mặt các em tôi. Tôi không nghĩ chúng thấy và tôi hy vọng chúng không bao giờ thấy. Bởi vì tôi muốn các em luôn luôn nhìn vào tôi như là 'Được rồi, tôi sẽ làm những gì Janna làm.' Tôi phải tiếp tục tiến tới làm tất cả mọi việc để có thể đưa mẹ tôi trở về.”

Cuộc sống khó khăn đối với Mohammed, đứa em trai 16 tuổi của họ. Nó trở nên co mình lại, trải qua nhiều cơn ác mộng và học kém trong trường.

Cô Janna hy vọng mẹ cô sẽ được cho phép trở về nhà dù hiện nay bà Fatin bị cấm trở lại Mỹ. Cải tổ di trú co thể thay đổi việc này. Trong khi đó Janna đang theo học một trường đại học địa phương và có giấc mơ lớn.

“Tất cả lý do của ước mơ của tôi là mẹ tôi. Do đó trên căn bản điều mà tôi muốn làm là trở thành một luật sư. Nhưng tôi cũng muốn là một luật sư di trú. Do đó tôi đang làm việc không những để có thể giúp được mẹ tôi trong tương lai nhưng cũng để có thể giúp mẹ của những em khác, giúp gia đình của những em khác… bất cứ ai! bởi vì không ai đáng phải chịu trải qua cảnh này.”

Vào năm 2012, có 400.000 di dân bất hợp pháp bị trục xuất. Điều an ủi duy nhất gia đình này có là những gì công nghệ có thể cung cấp được. Vào lúc mặt trời lặn tại Brooklyn, New York và Ramallah tại Bờ Tây, một ngày nữa lại qua đi ngăn cách người mẹ và các con. Việc làm là lý do chính khiến mọi người đến nước Mỹ.

Hai phần ba trong số 11 triệu người không giấy tờ sống tại Mỹ đã có mặt tại đây hơn 10 năm. Gần như một nửa sống trong những gia đình với chồng hay vợ và một đứa con, thường là công dân Mỹ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG