Đường dẫn truy cập

Lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Nhân quyền Việt Nam


Cựu dân biểu Leslie Byrne, tác giả của Nghị quyết lập ra Ngày Nhân quyền Việt Nam 11 tháng 5, nói bà mong muốn "được chứng kiến tiến bộ từng chút một, chứ không mơ đến một phép mầu là tất cả mọi người đều được hưởng nhân quyền đầy đủ,” ngày 9 tháng 5, 2013.
Cựu dân biểu Leslie Byrne, tác giả của Nghị quyết lập ra Ngày Nhân quyền Việt Nam 11 tháng 5, nói bà mong muốn "được chứng kiến tiến bộ từng chút một, chứ không mơ đến một phép mầu là tất cả mọi người đều được hưởng nhân quyền đầy đủ,” ngày 9 tháng 5, 2013.
Tại Lễ đánh dấu 19 năm Ngày Nhân quyền Việt Nam được tổ chức ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Năm, các đại biểu gồm nhiều nhà tranh đấu tích cực cho dân chủ và nhân quyền, trong đó có nhiều nhà lập pháp và giới chức chính phủ Mỹ, nhận thấy rằng phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền nay đang trên đà phát triển đáng kể tại Việt Nam, song hồ sơ dân chủ và nhân quyền của nước này tiếp tục tích lũy nhiều vi phạm cần phải được quốc tế quan tâm nhiều hơn, và có biện pháp khắc phục.

Lễ kỷ niệm thường niên Ngày nhân quyền Việt Nam, 11 tháng 5 là dịp quan trọng để phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế rà soát lại tình trạng dân chủ và nhân quyền của quốc gia do một Ðảng Cộng sản cai trị này.
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:08 0:00
Tải xuống

Tại lễ đánh dấu năm thứ 19 Ngày Nhân quyền Việt Nam vừa được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Năm, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân của Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản nói dân chủ và nhân quyền tiếp tục bị chà đạp tại Việt Nam:

“Mục đích của Lễ kỷ niệm năm nay: thứ nhất là tố cáo với dư luận thế giới rằng Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do, dân chủ, và dân chúng Việt Nam vẫn bị tước bỏ những nhân quyền căn bản; thứ hai là chúng tôi kêu gọi dư luận quốc tế, đặc biệt là sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đối với công cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa của dân tộc Việt Nam đòi tự do dân chủ bằng phương pháp bất bạo động; thứ ba là chúng tôi muốn chứng tỏ với đồng bào trong nước là chúng ta không quên những anh em đang tranh đấu trong nước, mà chúng ta đang sát cánh với họ để cùng tranh đấu cho một mục tiêu là nước Việt Nam dân chủ và nhân quyền.”

Những lời kêu gọi này dựa trên thực tế cho thấy là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn trong tình trạng được các đại biểu dự Lễ kỷ niệm mô tả là “đáng báo động, ” như phát biểu của Dân biểu Frank Wolf , nhà lập pháp đồng bảo trợ Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013 được công bố tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày hôm trước.

“Các điều kiện vẫn không sáng sủa tại Việt Nam,” dân biểu Wolf nói, “đàn áp tín ngưỡng vẫn thường xuyên xảy ra. Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ mới đây vừa phổ biến một phúc trình mà tôi có được một bản sao cho thấy phải đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm CPC.”

“Do đó dịp đánh dấu hôm nay gởi đi một thông điệp đến cho mọi chính phủ -- cả chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam, ” cựu Dân biểu Leslie Byrne, tác giả của Nghị quyết lập ra Ngày Nhân quyền Việt Nam 11 tháng 5 nói. “Chúng tôi không xao lãng, chúng tôi biết rõ rằng nhân quyền bị chà đạp tại Việt Nam, và chúng tôi tiếp tục nêu lên những vi phạm đó cho đến khi nào các chính phủ phải lưu ý đến.”

Phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền chưa tạo được một làn sóng theo dáng dấp của “Mùa xuân Ả Rập,” song theo Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân thì công cuộc đấu tranh đã tiến được những bước dài đáng kể:

“Cách đây 10 năm chúng ta không thấy được một tia hy vọng gì cả. Nhưng bây giờ chúng ta đã nhìn thấy không chỉ là một tia sáng cuối đường hầm, mà là cả một bó đuốc do các anh em trẻ càng ngày càng đông thắp sáng lên. Cho chúng ta thấy là Việt Nam sẽ phải thay đổi hết sức nhanh chóng. Nhà cầm quyền Việt Nam không có một cách thức nào, một phương pháp để mà đi ngược lại xu hướng thời đại, đi ngược lại ý kiến của dân chúng. Chúng tôi nghĩ rằng công cuộc vận động của hải ngoại đã đóng góp được một phần nào trong công cuộc tranh đấu đó, và nhờ sự lên tiếng ở hải ngoại mà đồng bào trong nước cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn, và họ đã quyết tâm tranh đấu, giữ vững được hàng ngũ, và tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ. Ðiều đáng mừng nhất là các anh em trẻ càng ngày càng tham gia rất đông, họ không còn sợ nữa, họ nhất quyết phải đòi cho được tự do dân chủ bằng mọi giá. Cách đây độ 20 năm, chúng ta chỉ thấy có được một Nguyễn Ðan Quế, một Ðoàn Viết Họat hoặc Hòa thượng Quảng Ðộ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, còn bây giờ chúng ta không thể đếm được, từ Phạm Hồng Sơn, đến Nguyễn Văn Ðài, Tạ Phong Tần, Luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ trẻ Việt Khang. Tóm lại là chúng ta không thể kể hết được, thì đó là điều mà chúng ta đã vận động được, tranh đấu được để các anh em trẻ ở hải ngoại và trong nước tham gia vào cuộc tranh đấu chung của đất nước.

“Cá nhân tôi mong muốn được chứng kiến sự tiến bộ từng chút một, chứ không mơ đến một phép mầu là tất cả mọi người đều được hưởng nhân quyền đầy đủ,” cựu Dân biểu Leslie Byrne nói với đài VOA. “Tôi chỉ mong rằng nhà cầm quyền sẽ bắt đầu lắng nghe, và nhận biết rằng hành vi của họ đang bị theo dõi, và mỗi năm chúng ta có thể thấy được một ít cải thiện, chỗ này tiến bộ một chút, chỗ chia tiến bộ một ít, và tôi hy vọng là vào dịp đánh dấu năm thứ 20 Ngày Nhân quyền Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được thêm một ít tiến bộ nữa.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG