Đường dẫn truy cập

Giao tranh ở Myanmar: Vấn nạn cho Trung Quốc


Hàng ngàn cư dân đã bỏ chạy sang Trung Quốc để tránh giao tranh ở Myanmar.
Hàng ngàn cư dân đã bỏ chạy sang Trung Quốc để tránh giao tranh ở Myanmar.

Các cuộc xung đột đang tiếp diễn dọc theo biên giới giữa Myanmar và Trung Quốc giữa phiến quân Kokang, cầm đầu bởi lãnh chúa nổi loạn người sắc tộc Trung Quốc Bành Gia Thanh, 85 tuổi và quân đội Myanmar.

Ông Bành lâu nay đã bị Mỹ nghi ngờ là một tay buôn thuốc phiện và methamphetamin. Ít nhất 130 người đã bị sát hại trong cuộc giao tranh mới đây và có tới 100.000 thường dân đã bỏ chạy ngang qua biên giới vào Trung Quốc. Quân luật đã được thiết lập trong vùng trong khi Myanmar cáo buộc có sự ủng hộ dành cho cuộc nổi dậy của các thực thể ở vùng biên giới phía Trung Quốc.

Để tìm hiểu thêm về vụ xung đột, trưởng văn phòng Đông Nam Á của đài VOA Steve Herman ở Yangon, đã nói chuyện với ông Min Zaw Oo, giám đốc về thương lượng và thực thi ngưng bắn tại Trung tâm Hoà bình Myanmar. Ông Min đã có hơn 1 thập niên kinh nghiệm nghiên cứu các vụ chống nổi dậy và nội chiến và đã quản lý một mạng lưới hơn 500 nhân viên ở hiện trường khắp Afghanistan. Ông Min có bằng Tiến sĩ về Phân tích và Giải quyết Xung Đột của trường Đại học George Mason.

Phóng viên Herman: Đã có một sự gia tăng bất ngờ trong số phiến quân vũ trang dưới quyền ông Bành ở Kokang – khoảng vài ngàn – và việc đưa vũ khí vào tay họ. Mức độ can dự của Trung Quốc biết được ra sao?

Ông Min Zaw Oo: “Sự can dự có thể không phải là chính sách của chính phủ trung ương Trung Quốc mà là của một số viên chức chính quyền địa phương, thậm chí những người hợp tác kinh doanh, một số cá nhân có lợi ích doanh nghiệp hay chính trị có thể can dự đáng kể. Nếu không thì việc huy động khối lượng vũ khí lớn thế này trong một khoảng thời gian rất ngắn không thể thực hiện được.”

Thông tín viên đài VOA Steve Herman ở Yangon nói chuyện với ông Min Zaw Oo, giám đốc về thương lượng và thực thi ngưng bắn tại Trung tâm Hoà bình Myanmar.
Thông tín viên đài VOA Steve Herman ở Yangon nói chuyện với ông Min Zaw Oo, giám đốc về thương lượng và thực thi ngưng bắn tại Trung tâm Hoà bình Myanmar.

Phóng viên Herman: Ông dự kiến phản ứng của Bắc Kinh sẽ ra sao nay khi chính phủ Myanmar bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về sự can dự mà Trung Quốc bị cáo buộc?

Ông Min Zaw Oo: “Tôi áng chừng Trung Quốc có thể đáp lại một cách tích cực trước các yêu cầu hợp tác của chính phủ Myanmar trong một thời gian ngắn. Chúng ta sẽ thấy phản ứng đó trong vài ngày hay vài tuần.”

Phóng viên Herman: Nghe nói một đơn vị lớn phiến quân Kokang và lực lượng liên minh đã bị chận lại ở cột cây số 23. Dường như Trung Quốc chỉ còn đó là lối thoát cuối cùng, có phải không?”

Ông Min Zaw Oo:Nếu như chính phủ Trung Quốc ngưng hỗ trợ hậu cầu, hoặc ít nhất từ chối không cho nhập cảnh Trung Quốc vì bất cứ lý do nào thì chúng ta sẽ thấy cuộc giao tranh sẽ ngừng lại trong một thời gian rất ngắn ở khu vực đó.”

Phóng viên Herman: Ý nghĩa thực sự của cuộc giao tranh tái diễn này là gì, trong một khu vực từng chứng kiến xung đột nội bộ từ nhiều thập niên và được coi là một khu vực hẻo lánh vô luật pháp này?

Ông Min Zaw Oo: “Mối quan ngại của chúng tôi là cuộc xung đột này ở vùng Kokang có thể lan ra những nơi khác trong nước và tác động đến tiến trình hoà bình – không phải vì lãnh chúc Bành Gia Thanh, mà bởi vì lời cáo buộc rằng các nhóm vũ trang khác cũng can dự vào cuộc chiến.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG