Đường dẫn truy cập

Tổng thống Obama đứng trước bế tắc chính trị 'fiscal cliff'


Giáo sư Trần Hữu Dũng, giảng dạy môn kinh tế tại Ðại học Wright University, Bang Ohio, Hoa Kỳ.
Giáo sư Trần Hữu Dũng, giảng dạy môn kinh tế tại Ðại học Wright University, Bang Ohio, Hoa Kỳ.
Cuộc bầu cử Hoa Kỳ vừa kết thúc, sự chú ý nay chuyển qua tình trạng bế tắc chính trị được gọi là “fiscal cliff” - một mớ bòng bong có liên quan đến những cắt giảm chi tiêu và tăng thuế có thể đưa nền kinh tế Hoa Kỳ trừ phi hai đảng Dân chủ và Cộng Hoà mau chóng đi đến các thỏa thuận.
please wait

No media source currently available

0:00 0:07:34 0:00
Tải xuống
Ðể thính giả có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này, Minh Phượng của ban Việt ngữ đài VOA đã nhờ giáo sư Trần Hữu Dũng, dậy môn kinh tế học tại trường Ðại học Wright, ở tiểu bang Ohio, giải thích rõ hơn và ghi nhận trong bài tường trình sau đây.

Giáo sư Dũng định nghĩa từ “fiscal cliff” như sau:
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:50 0:00
Tải xuống
Theo một bài giải thích đã đăng trên trang web của ban Việt ngữ, Hoa Kỳ phải đối mặt với tình huống thuế sẽ tự động tăng lên 600 ngàn tỷ đôla trong khi công chi bị cắt giảm, và các biện pháp này sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới, trừ phi hai chính đảng có thể đạt được một thỏa thuận. Giáo sư Trần Hữu Dũng nói rõ thêm:
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:17 0:00
Tải xuống
Cho đến thời điểm này hai đảng vẫn chưa thay đổi lập trường, các nỗ lực đi đến đồng thuận đã thất bại, nhưng việc giảm chi và tăng thuế là điều bắt buộc phải thi hành.

Ông Leon LaBrecque, chiến luợc gia và là người sáng lập một công ty quản lý gần 500 triệu đôla cho các nhà đầu tư, nói: “Rất khó tin rằng Quốc Hội và Tổng thống có thể giải quyết các vấn đề này trước ngày 31 tháng 12 năm nay, tuy rằng điều đó cũng có thể xảy ra.”

Giáo sư Trần Hữu Dũng của trường Ðại học Wright có ý kiến như sau:
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:32 0:00
Tải xuống
Ông Josh Gordon, giám đốc chính sách của liên minh Concord, một tổ chức phi đảng phái chuyên nghiên cứu về các vấn đề ngân sách liên bang, tỏ ý lạc quan hơn và tin rằng Quốc Hội Hoa Kỳ và chính quyền của Tổng thống Obama có thể đồng ý với nhau ít ra là về một khung sườn để đi đến thỏa hiệp.

Giáo sư Trần Hữu Dũng phân tích về hệ quả của việc không đạt được thoả hiệp đó:
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:54 0:00
Tải xuống
Trả lời câu hỏi tình hình kinh tế Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao, giáo sư Trần Hữu Dũng của trường Ðại học Wright nói:
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:41 0:00
Tải xuống
Trở lại với thực trạng ở Hoa Kỳ, sức ép đối với Tổng thống Obama và giới lãnh đạo đảng Cộng hoà ở Quốc hội buộc họ phải đạt được thỏa thuận về các vấn đề đã tăng cao sau cuộc bầu cử, khi cơ quan đánh giá tài chính Fitch cho biết có thể hạ thấp đánh giá tín dụng đối với các công cụ tài chính của Hoa Kỳ trừ phi có một thỏa thuận về nợ. Các cơ quan xếp hạng tín dụng khác đã đưa ra hoặc đe doạ sẽ có hành động tương tự. Fitch nói các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai chính đảng lớn của Mỹ phải thương thảo một kế hoạch “khả tín” để giảm thâm hụt và tìm ra một phương sách nâng mức trần pháp lý đối với các khoản vay mượn của chính phủ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG