Đường dẫn truy cập

Ðức Giáo Hoàng hy vọng việc phong thánh kép sẽ hòa giải Giáo hội


Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phước từ ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào cuối Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, ngày 20/4/2014.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phước từ ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào cuối Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, ngày 20/4/2014.
Ngày 27/4, hai vị giáo hoàng – Gioan XXIII và Gioan Phaolo II - sẽ được phong thánh trong một buổi lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô. Thông tín viên tôn giáo của đài VOA Jerome Socolovsky cho biết việc phong thánh kép là một phần trong chương trình của giáo hoàng nhằm hòa giải những người tự do và bảo thủ trong Giáo hội Công Giáo La Mã.

“Phong thánh ngay!” là lời kêu gọi của những người hâm mộ thiếu kiên nhẫn của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị kể từ khi ông mất vào năm 2005.

Chỉ có 6 năm sau khi việc chữa lành cho người phụ nữ Costa Rica ốm yếu được xác nhận là phép lạ cần thiết thứ hai.

Những người chịu trách nhiệm việc phong thánh đã hỏi Ðức Giáo Hoàng Phanxico là khi nào thì ông muốn lên lịch trình cho việc này. Linh mục dòng Tên và là người quan sát của Vatican – cha Thomas Reese cho biết:

“Và câu trả lời của Ðức Giáo Hoàng Phanxico là, vậy còn Giáo Hoàng Gioan XXIII thì sao? Và họ nói, Giáo Hoàng Gioan XXIII chỉ có một phép lạ và ngài cần phải có 2 phép lạ để có thể trở thành thánh, để được phong thánh. Và câu trả lời của ông là, ai nói? (cười) Ông ấy là Giáo Hoàng!”.

Giáo hoàng Gioan Phaolo dĩ nhiên là người nổi tiếng hơn trong hai vị. Vị giáo hoàng người Ba Lan này là người đã đi đến những nơi xa xôi nhất trên trái đất và triều đại giáo hoàng của ông thường được cho là đã làm tăng tốc sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội.

Còn Giáo Hoàng XXIII chỉ trở thành giáo hoàng vào năm 1958 vì các hồng y không thể quyết định được ai là người họ muốn, cha Reese nói:

“Ngài là một ông cụ già. Họ đã bầu chọn ngài kiểu như một người ngồi tạm vị trí đó”.

Nhưng ngài đã triệu tập Công Ðồng Vatican II để hiện đại hóa một định chế dường như đã lỗi thời.

Hơn 2000 đại diện từ hầu hết các nước trên thế giới họp lại để xem xét vị trí của giáo hội trong thời đại vũ trụ.

Cha Reese nói: “Ðây là một động thái bất thường bởi vì chúng tôi chưa bao giờ có một Hội đồng Đại kết như thế này trong một thời gian rất dài”.

Công đồng đã quyết định là thánh lễ sẽ không phải dùng tiếng Latin và mở ra một cuộc đối thoại với các tôn giáo khác.

Một số người theo chủ nghĩa truyền thống cảm thấy là Ðức Giáo Hoàng XXIII và công đồng đã đi quá xa, trong khi đó những người theo phái tự do cảm thấy Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị là giáo điều và che giấu cho các giáo sĩ lạm dụng tình dục.

Cha Reese cho biết Giáo Hoàng Phanxico muốn hòa giải hai nhóm này. Cha nói:

“Do đó đây là một đường lối biểu tượng để ông nói rằng tất cả chúng ta là một gia đình. Tất cả chúng ta được quy tụ bởi Chúa Giêsu Kitô và tất cả chúng ta có thể đến với nhau và tổ chức mừng lễ cho cả hai vị này”.

Cả hai vị giáo hoàng đều là những mẫu gương cho các giáo sĩ hôm nay. Cha Richard de Lillio, một giáo sư về thuyết giáo tại Trường đại học Công giáo Mỹ ở Washington nói:

“Tôi nghĩ những gì mà họ có thì mỗi nhà thuyết giáo nên có là sự năng động và điều thứ hai họ có mà mỗi nhà thuyết giáo nên có nữa là họ thuyết giảng về những gì mà họ tin và họ chứng kiến”.

Và điều đó cũng là điều mà những người hâm mộ Ðức Giáo Hoàng Phanxico mô tả về vị giáo hoàng hiện tại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG