Đường dẫn truy cập

Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương bàn về vấn đề khí hậu biến đổi


Tại quần đảo Cook, Diễn đàn các đảo quốc Thái bình dương được xúc tiến hằng năm sắp sửa khai diễn và theo dự kiến, tình trạng biến đổi khí hậu, mậu dịch và an ninh khu vực, sẽ là những đề tài hàng đầu trong nghị trình, giữa lúc các cường quốc thi đua tạo ảnh hưởng về nhiều vấn đề. Từ Ratotonga, thông tín viên VOA Luke Hunt gửi về bài tường thuật sau đây.

Diễn đàn Thái Bình Dương qui tụ 16 nước bị cô lập ở Nam Thái bình dương. 41 nước khác sẽ gửi phái đoàn tới tham dự diễn đàn trong đó có Trung Quốc là nước đã tìm cách tăng cường vai trò trong khu vực nơi mà Ðài Loan được một số nước công nhận về ngoại giao.

Nga cũng đạt được một số thành quả lẫn lộn về mặt tranh thủ hậu thuẫn. Trong năm qua, Washington đã tỏ dấu cho thấy một sự chú trọng trở lại khu vực Á châu-Thái bình dương, qua việc tăng cường các quan hệ kinh tế và an ninh trong khu vực.

Nêu bật tầm quan trọng ngày càng gia tăng của diễn đàn này là sự hiện diện được nhiều người trông đợi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton vào cuối tuần này.

Văn phòng bà Clinton chưa xác nhận liệu bà có hướng dẫn phái đoàn Hoa Kỳ hay không, nhưng mọi sự chuẩn bị đã sẵn sàng cho điều mà các giới chức địa phương gọi là cho một chuyến công du ngoại giao quan trọng nhất kể từ khi Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị của nước Anh đến thăm quần đảo Cook vào năm 1974.

Ông Derek Fox, phát ngôn nhân của diễn đàn Thái Bình Dương, cho biết hai cuộc biểu quyết sắp tới để chọn các đại biểu không thường trực trong Hội đồng bảo an LHQ sẽ khiến các phái đoàn có thêm một cơ hội để vận động tại diễn đàn.

Theo ông Fox, Trung Quốc có quyền lợi lớn trong vùng Thái Bình Dương và đó có thể là lý do phía Mỹ Hoa Kỳ đang bắt đầu chứng tỏ sự quan tâm trở lại đối với khu vực này. Và có nhiều cơ quan khác như LHQ và ngân hàng Thế giới cũng như Ngân hàng phát triển Á châu cùng những quốc gia khá xa khu vực cũng đang cho thấy có sự quan tâm đến khu vực. Phái đoàn Israel sẽ đế dự diễn đàn và cả phái đoàn Ðài Loan nữa.

Ông Fox cho biết diễn đàn còn thảo luận về nhiều đề tài khác, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu và việc quản lý Thái bình dương với thông báo dự kiến về một công viên hải dương mới, một hiệp định biên giới và nhiều chương trình viện trợ nước ngoài.

Ðối với các nước như Tuvalu, nơi khu vực cao nhất chỉ nằm trên mực nước biển có 4 mét 6, thì việc trợ giúp để đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu rất thiết yếu. Nhiều người tại đó tin rằng sự biến đổi khí hậu cũng góp phần vào sự thay đổi trong mô hình thủy triều đã dẫn đến sự xói mòn các hòn đảo.

Ông Kora Kora là một chính trị gia địa phương và là cựu Thống đốc của Manahiki, một trong các đảo nhỏ của quần đạo Cook nằm cách mặt nước biển chỉ 4 mét và trải dài khoảng 1 ngàn mét ở phía bắc Ratotonga. Ông nói rằng khí hậu thay đổi là vấn đề lớn nhất hằng ngày đối với người dân trên quần đảo Cook và đã đưa đến sự thay đổi đáng kể trong các mô hình di trú.

Ông Kora Kora nói nước ông đã mất đi phần lớn những hòn đảo nhỏ trong vịnh, không còn đất hay sỏi đá ở trên mặt nữa, tất cả đã chìm dưới mặt nước. Từ năm 1997 sau khi bị một cơn bão lốc dân số có khoảng 580 người và cho tới nay thì giảm xuống chỉ còn 260 người sống trên đảo. Do đó vấn đề biến đổi khí hậu quả thực là một vấn đề lớn lao để bàn thảo.

Những người dân sống trên đảo đã than phiền nhiều năm rằng quyền lợi của họ, đặc biệt liên quan đến biến đổi khí hậu đã bị các cường quốc lớn hơn hơn trong khu vực bỏ qua. Nhưng nhiều người tin là tương lai sẽ thay đổi trong bối cảnh được gọi là sự kiện Hoa Kỳ “chuyển huớng” qua khu vực, kèm với khả năng ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc mở rộng tiếp xúc ngoại giao với khu vực Nam Thái bình dương.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG