Đường dẫn truy cập

Cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo bắt đầu tại Trung Quốc


Đảng viên hàng đầu bao gồm Chủ tịch sắp mãn nhiệmHồ Cẩm Đào (thứ 3 bên trái), đứng hát quốc ca tại lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 14/11/2012.
Đảng viên hàng đầu bao gồm Chủ tịch sắp mãn nhiệmHồ Cẩm Đào (thứ 3 bên trái), đứng hát quốc ca tại lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 14/11/2012.
Kết thúc đại hội 5 năm một lần, các giới chức đảng Cộng sản đã đồng ý sửa đổi hiến chương đảng để tăng cường việc kiểm soát tham nhũng của các giới chức. Theo tường thuật của thông tín viên VOA William Ide từ Bắc Kinh, việc kết thúc các phiên họp chỉ là khởi đầu cho công cuộc chuyển tiếp chính trị 10 năm mới có một lần ở Trung Quốc.

Sau nhiều giờ chen chúc tại các hành lang sâu hun hút của Ðại sảnh đường Nhân dân, các phóng viên được dẫn vào một thính đường để dự lễ bế mạc Ðại hội Ðảng.

Các giới chức đảng ngồi gần như bất động trên sân khấu, trong lúc một bản báo cáo về thành quả đại hội được tuyên đọc. Các đại biểu đã đồng thanh biểu quyết để chấp thuận những điều khoản sửa đổi trong hiến chương đảng.

Một điều khoản sửa đổi chính có mục đích tăng cường sự giám sát đối với cán bộ đảng viên, một hành động nêu bật sự quan tâm sâu sắc của đảng về nạn tham nhũng. Các cuộc chuyển giao quyền hành 10 năm một lần ở Trung Quốc thường diễn ra một cách êm thắm và dưới sự dàn dựng chặt chẽ. Tuy nhiên, lần này, toàn bộ tiến trình chuyển giao và chính bản thân đảng đã bị rúng động vì ảnh hưởng của vụ tai tiếng của ông Bạc Hy Lai, người từng là một ngôi sao đang lên trên chính trường.

Đảng đã yêu cầu đảng viên tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất và nêu gương cho người khác. Yêu này này nhận được sự tán đồng của đại biểu Kim Á Bình.

Bà Kim nói rằng chính quyền cần tăng cường công tác giám sát và việc này phải được bắt đầu từ cấp cơ sở.

Các đại biểu đã chấp nhận ý tưởng cải cách khai phóng của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình làm con đường để Trung Quốc tiến tới giàu mạnh. Đại hội ghi nhận rằng không thể lùi bước trên con đường cải cách kinh tế đã giúp Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong 3 thập niên qua và trở thành nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới.

Lý thuyết của ông Hồ Cẩm Đào về phát triển công bằng và bền vững cũng đã được đưa vào hiến chương đảng trong một diễn tiến nhằm củng cố công lao, sự nghiệp của nhà lãnh đạo sắp rởi khỏi chức vụ này. Khi ông Giang Trạch Dân rời khỏi chức vụ tổng bí thư năm 2002, lý thuyết “ba đại biểu”, dọn đường cho thương gia gia nhập đảng, của ông cũng đã được ghi vào hiến chương đảng.

Việc củng cố di sản như vậy có thể giúp cho các nhân vật lãnh đạo đảng tiếp tục phát huy ảnh hưởng sau khi rời khỏi chức vụ và có quyền góp phần định đoạt ai sẽ là những nhà lãnh đạo tương lai.

Nhưng những hành động mang tính chất tượng trưng và đấu đá chính trị nội bộ như vậy không phải là mối quan tâm của hầu hết những người Trung Quốc. Ông Hoàng Lỗi, một cư dân ở Bắc Kinh, nói rằng tuy ông ủng hộ các nhà lãnh đạo nhưng ông chỉ muốn lo làm tốt công việc của mình để kiếm tiền.

Ông Hoàng Lỗi cho biết ông không có thời giờ để chú ý tới đại hội đảng vì ngày nào ông cũng làm tới tối mịt mới về đến nhà.

Nhưng ông Hoàng cũng nói rằng ông lưu ý tới việc ông Hồ Cẩm Đào cam kết tăng thu nhập của người dân lên gấp đôi vào năm 2020.

Ông Hách Khánh Sinh, một chuyên viên nhiếp ảnh 55 tuổi, có những ý kiến tương tự như ông Hoàng Lôi.

Ông Hách nói rằng ông chỉ là một người dân bình thường; quan tâm duy nhất của ông là có được một cuộc sống khá giả, kiếm ra tiền, có thể tiêu tiền; và ông không lưu tâm tới chuyện gì khác.

Một người khác, là một đảng viên không muốn nêu danh tánh, nói rằng ông tin là mọi việc sẽ tiếp tục được tốt đẹp tuy vẫn còn nhiều việc cần được cải thiện. Ông cho biết thuế khoá và chăm sóc sức khỏe là hai vấn đề mà ông quan tâm.

Đảng viên này nói rằng đại hội chọn ai không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là chính phủ sẽ làm gì.

Trong ngày cuối của đại hội, hơn 2.200 đại biểu đã bỏ phiếu chọn Ban chấp hành Trung ương. Một nhiệm vụ chính của ủy ban gồm 200 ủy viên này là chọn ra một bộ chính trị gồm hơn 20 ủy viên và ủy ban thường vụ bộ chính trị.

Các ủy viên thường vụ là những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất và theo dự kiến sẽ bao gồm 9 hoặc 7 người, trong đó có hai người cấp cao nhất là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường.

Các ủy viên thường vụ bộ chính trị sẽ ra mắt công chúng lần đầu tiên vào ngày mai. Theo dự liệu ông Tập Cận Bình thay cho ông Hồ Cầm Đào làm tổng bí thứ đảng và sau đó sẽ nắm chức chủ tích nước vào tháng 3 sang năm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG