Đường dẫn truy cập

Công nhân Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối nghị định mới


Các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở Đài Loan mới đây đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc.
Các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở Đài Loan mới đây đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc.
Các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở Đài Loan mới đây đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc để phản đối một nghị định gây tranh cãi mới được ban hành, theo đó công nhân bỏ trốn ở nước ngoài bị phạt tới 100 triệu đồng. VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người tổ chức cuộc biểu tình này, và được ông cho biết như sau:

Chúng tôi phản đối chính sách bóc lột lao động Việt Nam của chính phủ Việt Nam thông qua nghị định 95 của chính phủ. Trong nghị định đó, chính phủ Việt Nam quy định phạt từ 80 triệu cho tới 100 triệu đồng đối với những người Việt Nam qua Đài Loan rồi bỏ trốn khỏi nơi làm việc của mình, hoặc hết hợp đồng rồi mà vẫn ở lại Đài Loan sau khi hợp đồng chấm dứt.

Theo cách nhìn và kinh nghiệm làm việc của chúng tôi là các tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan thì chính phủ Việt Nam đã không có quan tâm đến lý do người công nhân bỏ trốn, mà chính phủ Việt Nam từ cái căn tính của họ, đó là sự chuyên chế, thành thử ra không hỏi han, không tìm hiểu và họ đưa ra một cái quy định như vậy.

Khi qua bên này, công ăn việc làm không thuận lợi hoặc người công nhân bị bóc lột rồi tiền lương không giống như sự quảng cáo của các công ty môi giới Việt Nam. Các công nhân họ không còn một sự chọn lựa nào khác, nên thành thử họ phải trốn ra bên ngoài để họ kiếm tiền để gửi về Việt Nam để trả nợ.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng nói.
VOA: Là người làm việc với các lao động Việt Nam trong một thời gian dài, theo ông, lý do vì sao mà các lao động người Việt lại hay bỏ trốn khỏi nơi làm việc đến vậy?

Linh mục Nguyễn Văn Hùng: Những người công nhân lao động trước khi rời Việt Nam, họ phải trả một số tiền rất lớn cho công ty môi giới Việt Nam, cao hơn số tiền 4.500 Mỹ kim mà chính phủ Việt Nam đã quy định. Thực ra, nếu thuần túy chỉ trả 4.500 Mỹ kim để trả cho hợp đồng đi sang Đài Loan làm việc, ra nước ngoài làm việc, thì số tiền đó vẫn quá lớn đối với một công nhân lao động.

Khi qua bên này, công ăn việc làm không thuận lợi hoặc người công nhân bị bóc lột rồi tiền lương không giống như sự quảng cáo của các công ty môi giới Việt Nam. Các công nhân họ không còn một sự chọn lựa nào khác, nên thành thử họ phải trốn ra bên ngoài để họ kiếm tiền để gửi về Việt Nam để trả nợ. Sau đó khi về Việt Nam, chính phủ Việt Nam lại không giúp đỡ họ mà lại bắt họ phải đóng một số tiền từ 4.500 Mỹ kim tới 5.500 Mỹ kim. Giống như người rớt xuống giếng, thay vì cứu họ thì lại đứng cầm đá ném xuống cho người ta chết luôn.

VOA: Thưa ông, nghị định mới về xử phạt các công nhân xuất khẩu lao động được ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ngày càng tăng khi ra nước ngoài làm việc. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả mà nghị định này mang lại?

Linh mục Nguyễn Văn Hùng: Nó là một biện pháp mà không có sự thương lượng, không có sự thương thảo với những cơ quan đoàn thể giúp cho người công nhân lao động ở tại các nước sở tại mà họ chỉ ngồi ở Việt Nam và họ nghĩ rằng làm cách này thì người ta sẽ sợ và người ta sẽ không làm như thế nữa. Nhưng trên thực tế, những người công nhân lao động vì miếng cơm manh áo rồi vì nợ nần, nên dù sợ thật nhưng người ta không còn chọn lựa nào khác hơn rồi người ta sẽ tiếp tục làm như thế.

Việc đó ở Đài Loan, lúc đầu tôi nghĩ sẽ có một số sự thay đổi nhỏ thôi, nhưng mà sau đó những người trốn ra ngoài ở Đài Loan họ sẽ không còn muốn về nữa, họ sẽ ở lại đây cho tới khi nào họ bị bắt thôi. Nó sẽ biến thành một tệ trạng mới ở Đài Loan, tức là các công nhân lao động sẽ trở thành đối tượng để cho các tổ chức phi pháp người ta lợi dụng.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng nói.
Việc đó ở Đài Loan, lúc đầu tôi nghĩ sẽ có một số sự thay đổi nhỏ thôi, nhưng mà sau đó những người trốn ra ngoài ở Đài Loan họ sẽ không còn muốn về nữa, họ sẽ ở lại đây cho tới khi nào họ bị bắt thôi. Nó sẽ biến thành một tệ trạng mới ở Đài Loan, tức là các công nhân lao động sẽ trở thành đối tượng để cho các tổ chức phi pháp người ta lợi dụng. Hoặc những người công nhân lao động trón ra ngoài không dám về vì khoản tiền phạt lớn như thế nên số người lao động Việt Nam sẽ trốn nhiều hơn nữa vì tiền môi giới ở Việt Nam nó không thay đổi.

Gần đây, công nhân lao động cho tôi biết là công ty môi giới Việt Nam đã giở đến cái trò là khi mà họ kêu người công nhân lao động trả tiền môi giới, họ kêu cả công an vô đứng đó chứng kiến là nói rằng chỉ trả 4.500 Mỹ kim thôi rồi họ quay phim. Nhưng mà thực tế họ thu của người ta là 7.000 tới 7.500 đôla trước ở một nơi khác. Như vậy, người công nhân lao động vẫn như thế. Cho nên việc dùng phương pháp này để mà làm cho người công nhân lao động họ sợ, không bỏ trốn thì tôi nghĩ hiệu lực của nó không có. Mà ngược lại, nó chỉ gây thêm sự đau khổ và mất mát cho người lao động mà thôi.

VOA: Thưa ông, trong nghị định mới, chính phủ Việt Nam cũng quy định sẽ phạt từ 100 tới 120 triệu đồng đối với cả các công ty môi giới không chấp hành quy định. Ông có nghĩ rằng Việt Nam cũng công bằng trong vấn đề này không?

Linh mục Nguyễn Văn Hùng: Với kinh nghiệm làm việc của tôi trong lĩnh vực này trong hơn 20 năm thì tôi thách thức chính phủ Việt Nam đưa ra con số của các công ty môi giới mà họ đã vi phạm trong thời gian trước và sau khi nghị định này được đưa ra.

Tôi nghĩ họ sẽ không đưa ra được con số và tên của một số công ty môi giới. Lý do là công ty môi giới chính là các công ty con của các công ty quốc doanh của nhà nước Việt Nam. Với hệ thống tham nhũng và hối lộ ở Việt Nam đến ngày hôm nay thì làm sao mà họ có thể theo dõi rồi phạt theo như nghị định của họ đưa ra. Cho nên là nạn nhân vẫn là những người nghèo khổ Việt Nam, những người vì muốn kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình thành thử là họ phải đi ra nước ngoài lao động mà vẫn bị bóc lột ở Việt Nam. Họ vẫn sẽ tiếp tục là nạn nhân của chính sách này.

VOA: Tin cho hay, hôm 9/12, một đại diện không rõ danh tính của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã nhận đơn kiến nghị của công nhân Việt ở Đài Loan, nhưng cho báo chí địa phương biết rằng ông không được phép bình luận.

VOA Express

XS
SM
MD
LG