Đường dẫn truy cập

Cập nhật trường hợp 17 thanh niên Công giáo bị giam tại Việt Nam


Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner.
Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner.
Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner, vừa cập nhật với Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc (UNWGAD) những thông tin mới nhất về trường hợp 17 thanh niên Công giáo đang bị Việt Nam giam cầm. Tháng 7 năm ngoái, ông đã đại diện họ gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban UNWGAD tố cáo Hà Nội bắt phi pháp và giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này và đề nghị cơ quan của Liên hiệp quốc kêu gọi Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.

please wait

No media source currently available

0:00 0:06:30 0:00
Tải xuống

Thông cáo của Trường Luật Stanford phổ biến ngày 4/1 nói hồ sơ cập nhật của Giáo sư Weiner nêu rõ những điều kiện tồi tệ mà các nhà hoạt động chính trị và xã hội bất bạo động tại Việt Nam phải đối mặt cũng như thực trạng nhà cầm quyền Việt Nam càng ngày càng lạm dụng quyền bắt người làm công cụ để đàn áp các nhân quyền được cả thế giới công nhận.

Tôi cho rằng các luật lệ mà Việt Nam dựa vào để buộc tội những người thực thi các quyền này như điều 79 hay 88 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là các điều luật vô hạn, với câu chữ mơ hồ, không phù hợp với một nhà nước pháp quyền...
Giáo sư Trường luật Ðại học Stanford Allen Weiner.
Giáo sư Weiner nhắc lại 17 nhà hoạt động này bị vi phạm nhân quyền trầm trọng trong đó có các quyền căn bản về tự do bày tỏ ý kiến, tự do hội họp và lập hội, chỉ vì họ đã tham gia các hoạt động cổ võ cải thiện nhân quyền, công bằng xã hội, và các vấn đề chính trị.

Trong cuộc phỏng vấn trước đây với đài VOA, Giáo sư Weiner nhấn mạnh:

“Tôi là người am hiểu về luật quốc tế. Tôi nghiên cứu và làm việc về luật quốc tế. Tôi cống hiến cả đời mình tìm hiểu về luật quốc tế. Tôi nhìn vào các trường hợp bị bắt giữ này tại Việt Nam và rõ ràng rằng đây là những vi phạm nhân quyền, vi phạm luật quốc tế. Những người như tôi, giảng dạy và nghiên cứu về luật quốc tế cũng phải có nghĩa vụ tìm cách đánh động sự lưu tâm của các chính phủ và tổ chức quốc tế đối với các trường hợp vi phạm những cam kết với quốc tế như chính phủ Việt Nam đang làm. Tôi cho rằng các luật lệ mà Việt Nam dựa vào để buộc tội những người thực thi các quyền này như điều 79 hay 88 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là các điều luật vô hạn, với câu chữ mơ hồ, không phù hợp với một nhà nước pháp quyền. Những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm cho thấy chỉ vì không thích các quan điểm chỉ trích các chính sách của nhà nước, và thay vì giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu của người dân đòi được dân chủ hơn, thì nhà nước lại dùng quyền lực để bắt bớ họ. Luật quốc tế không cho phép làm như thế.”

Hồ sơ cập nhật do ông Weiner đệ trình lưu ý rằng kể từ khi ông gửi văn kiện đầu tiên về vụ việc của 17 thanh niên này cho Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc mà hiện đang được UNWGAD xem xét, 5 người trong nhóm đã bị kết án về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Phiên tòa xét xử 11 người còn lại với cáo buộc tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ dự kiến diễn ra ngày mai 8/1. Cáo trạng của Việt Nam nói những người này là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh cho dân chủ Việt Nam có trụ sở ở hải ngoại bị Hà Nội gọi là ‘tổ chức khủng bố’.

17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Người nhà các thanh niên sắp bị xét xử nói họ nhận được thông báo mơ hồ của chính quyền cho biết phiên tòa diễn ra tại Tòa án Nhân dân Nghệ An từ ngày 8 đến 10/1.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 7/1, vợ của Nguyễn Xuân Anh, một trong số các thanh niên sắp bị xét xử, chị Đinh Thị Oanh, cho biết:

"Em không nhận được giấy mời nào mà chỉ có 1 công an xã và 1 công an tỉnh tới thông báo là họ cho mỗi gia đình được 5 người vào dự. Họ có ghi tên vào tờ giấy. Họ nói sáng mai họ đứng trước cổng, đúng tên thì họ cho vào. Không biết có được như vậy không. Chính nhà cầm quyền gán ghép cho những người dân như chồng em và các thanh niên chuẩn bị đưa ra xét xử ngày mai tội như vậy. Sống trong một xã hội mà con người không có quyền tự do để làm những việc nhằm mang lại sự tự do và phồn vinh cho đất nước, điều mà nhà cầm quyền gọi là ‘lật đổ chính quyền’, sống trong chế độ ở Việt Nam như vậy thì một ngày gần đây thôi, đất nước sẽ tiêu tan, sụp đổ, không ngóc đầu lên được. Và điều đó chính nhà cầm quyền gây ra chứ không phải người dân. Sống trong chế độ này quá uẩn khúc và bức xúc."

Anh Hồ Văn Lực, em trai của bị can Hồ Đức Hòa, khẳng định:

"Gia đình khẳng định cái này không phải là tội. Đó là sự mạnh mẽ nói lên sự thật, những gì mà các anh ấy thấy được trong xã hội này."

Luật sư Trần Thu Nam Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt và cộng sự cho biết văn phòng của ông đại diện cho 7 nhà hoạt động trẻ trong phiên tòa ngày mai. Luật sư Nam đã có buổi tiếp xúc gần đây nhất với 5 người trong số này vào ngày 4/1 vừa qua. Ông nói:

"Bản thân các bị cáo tới nay cũng chưa khẳng định ‘có tội’ hay ‘không có tội’. Có lẽ phải tùy thuộc vào diễn biến phiên tòa. Họ cũng đang có người nhận, có người không nhận (‘tội’). Thế nhưng, họ cũng muốn tùy thuộc vào diễn biến phiên tòa mà ứng xử tại tòa."

Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford nói ông e rằng 11 thanh niên Công giáo trong phiên tòa tới đây sẽ không có được một phiên xử công bằng.

Gia đình khẳng định cái này không phải là tội. Đó là sự mạnh mẽ nói lên sự thật, những gì mà các anh ấy thấy được trong xã hội này...
Hồ Văn Lực, em trai của bị can Hồ Đức Hòa.
Vẫn theo Giáo sư Weiner, ông đại diện các nhà hoạt động này gửi thỉnh nguyện thư lên Liên hiệp quốc để nhắc nhở Việt Nam rằng thế giới đang theo dõi các vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội và trên hết là để tái khẳng định rằng hoạt động cổ võ chính trị ôn hòa không phải là một tội phạm.

17 người trẻ bị Việt Nam bắt giam từ tháng 7 năm 2011, bị cáo buộc vi phạm các điều luật hình sự về ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’và ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi họ tham gia các hoạt động cổ võ cho nhân quyền, công lý, chống lại những sự đàn áp, bất công. Họ là những thanh niên Công giáo và Tin lành, những nhà hoạt động tích cực tham gia các công tác thiện nguyện xã hội.

Thỉnh nguyện thư của Giáo sư Weiner gửi cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về tình trạng bắt giam tùy tiện cũng nêu rõ 17 nhà hoạt động này còn bị vi phạm quyền được có quy trình tố tụng thích hợp và quyền được xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

VOA Express

XS
SM
MD
LG