Đường dẫn truy cập

Cảnh sát, người Hồi giáo đụng độ ở Bangladesh, 15 người chết


Các phóng viên giúp một sĩ quan cảnh sát bị thương trong vụ đụng độ với các phần tử Hồi giáo đòi thực thi các luật chống báng bổ đạo Hồi ở phía trước đền thờ Hồi giáo quốc gia ở Dhaka.
Các phóng viên giúp một sĩ quan cảnh sát bị thương trong vụ đụng độ với các phần tử Hồi giáo đòi thực thi các luật chống báng bổ đạo Hồi ở phía trước đền thờ Hồi giáo quốc gia ở Dhaka.
Các cuộc xung đột ác liệt giữa lực luợng an ninh Bangladesh và các phần tử Hồi giáo Hồi giáo đòi thực thi các luật chống báng bổ đạo Hồi đã làm thiệt mạng ít nhất 15 người ở thủ đô Dhaka và vùng phụ cận từ hôm chủ nhật. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Aru Pande gửi về bài tường thuật sau đây.

Hôm nay cảnh sát làm việc để giải tán những người biểu tình còn lại ở thủ đô Bangladesh, 1 ngày sau khi hàng chục ngàn thành viên của tổ chức Hồi giáo cực đoan Hefajat-e-Islam xuống đường.

Các phần tử Hồi giáo vừa chặn đường và giao tranh với cảnh sát hồi khuya hôm qua, vừa hô to khẩu hiệu “Thượng đế vĩ đại,” và đòi chính phủ do Liên minh Awami lãnh đạo phải thực thi các chính sách khắt khe hơn của đạo Hồi.

Tổ chức Hefajat-e-Islam vừa được được thành lập đã đưa ra một danh sách 13 yêu cầu trong đó có việc giáo dục Hồi giáo bắt buộc cho tất cả mọi người, tách riêng nam giới và phụ nữ, và giết chết những kẻ bị gọi là vô thần.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Bangladesh và người hiện ủng hộ Tối cao Pháp viện Kamal Hossein nói những yêu sách như thế sẽ không quy tụ được sự ủng hộ mấy trong một nước mà mặc dầu 90% theo Hồi giáo, vẫn giữ chế độ thế tục kể từ khi được độc lập.

Ông Hosein nói:“Tôi có thể nói một cách thành thực rằng có sự đồng thuận hoàn toàn trong một nước về nền dân chủ phi tập thể và không có việc phục hồi chế độ tập thể, không muốn thấy tôn giáo lẫn lộn với chính trị. Pakistan đã gặp đủ khó khăn với sự kiện này vì để mọi người thấy rõ. Và tôi đã nói chuyện với dân chúng ở Pakistan và họ bảo rằng quý vị quá may mắn khi có được một nền chính trị phi tập thể.”

Sự phản đối của nhóm Hefajat là phản ứng đối với các cuộc biểu tình tập thể trước đây trong năm do mạng truyền thông xã hội châm ngòi. Các blogger và người biểu tình trẻ tuổi kêu gọi tuyên án tử hình những người phạm các tội ác chiến tranh trong thời kỳ Bangladesh tranh đấu đòi độc lập tách khỏi Pakistan vào năm 1971.

Một người biểu tình bị thương trong cuộc đụng độ với cảnh sát phía trước đền thờ Hồi giáo quốc gia ở .
Một người biểu tình bị thương trong cuộc đụng độ với cảnh sát phía trước đền thờ Hồi giáo quốc gia ở .
Hồi tháng 2, một tòa án chiến tranh đặc biệt đã tuyên án tử hình cho người lãnh đạo chính đảng Hồi giáo chính của Bangladesh là đảng Jamaat-e-Islami vì vai trò của ông này trong các vụ tàn sát tập thể, cưỡng hiếp và những tội ác khác đã phạm trong thời kỳ chiến tranh. Jamaat là một đồng minh của đối lập chính trong nước là Ðảng Dân tộc Bangladesh.

Cựu bộ trưởng Hossein nói chính phủ đương quyền phải gửi đi một thông điệp thống nhất mạnh mẽ tới những người tìm cách nêu thắc mắc về hiến pháp của Bangladesh dựa trên chủ nghĩa thế tục.

Ông nói thêm rằng việc cai trị kém cỏi, tham nhũng và thiếu tinh thần trách nhiệm ở Bangladesh đã tạo ra một cánh cửa cho những tiếng nói cực đoan. Ông Hossein nêu dẫn chứng là vụ một nhà máy dệt may mới bị sập khiến hơn 600 người thiệt mạng.

Ông Hosein nói: “Vị dân biểu lẽ ra phải đưa ra mọi hình thức bao che cho các hành động tội phạm này dẫn tới vụ sập nhà máy, thì bà ấy lại không bị yêu cầu giải thích tại quốc hội về điều ra đã xảy ra. Sự bất mãn với những gì lẽ ra phải là một thể chế dân chủ vững mạnh là điều mở ra khả năng để những người khác nói chúng tôi có câu trả lời – lẽ đương nhiên, họ không có câu trả lời.”

Vào ngay lúc này, giới hữu trách Bangladesh đang phải dọn dẹp hậu quả của các cuộc biểu tình bạo động và để tang nhiều cảnh sát viên và binh sĩ bán quân sự trong số người thiệt mạng. Cảnh sát đã cấm mọi cuộc tụ tập và biểu tình ở Dhaka hôm nay để ngăn ngừa xảy ra thêm các vụ xung đột.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG