Đường dẫn truy cập

Các nước lớn không tìm được đồng thuận trừng phạt Syria


Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (giữa), và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) tại hội nghị G20 ở St.Petersburg 6/9/2013. REUTERS/Sergey Guneev/RIA Novosti/
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (giữa), và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) tại hội nghị G20 ở St.Petersburg 6/9/2013. REUTERS/Sergey Guneev/RIA Novosti/
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga kết thúc hôm thứ Sáu vẫn còn chia rẽ trong việc ủng hộ Hoa Kỳ trừng phạt Syria vì nước này đã sử dụng vũ khí hóa học cách nay hai tuần tại Damascus.

Vào lúc cuối hội nghị, Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ ra tuyên bố có sự ủng hộ của Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo của Australia, Nga, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, A-rập Xê-út, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố có đoạn nói rằng “Thế giới không thể chờ đợi một quy trình thất bại, kéo dài bất tận chỉ dẫn đến thêm đau khổ cho nhân dân Syria và bất ổn khu vực. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước khác nhằm thực thi nghiêm ngặt lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học.”

Tổng thống Obama nói bước kế tiếp của ông là sẽ trực tiếp kêu gọi nhân dân Mỹ trong bài diễn văn truyền hình vào thứ Ba. Trước đó, ông đã xin Quốc hội cho phép không kích các mục tiêu quân sự của Syria.

Tổng thống Obama nói với báo chí có mặt tại St. Petersburg:

“Không đáp ứng trước sự vi phạm quy định của quốc tế này sẽ đánh đi một tín hiệu cho các nước xấu, các chế độ toàn trị, và các tổ chức khủng bố rằng họ có thể sử dụng vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt mà không phải lãnh hậu quả. Đó không phải là một thế giới mà chúng ta muốn sống.”

Lãnh đạo Nga-Mỹ không tìm được đồng thuận về Syria (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:10 0:00


Cũng trong cuộc họp báo ở Nga, Tổng thống Mỹ nhiều lần tránh không trực tiếp trả lời câu hỏi liệu ông có ra lệnh không kích các mục tiêu quân sự của Syria nếu Quốc hội Mỹ không cho phép sử dụng vũ lục hay không.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tổ chức cuộc họp báo riêng. Ông kể ra những nước ủng hộ lập trường của ông là không can thiệp tại Syria:

“Các bạn có muốn biết ai cương quyết chống hay không? Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Tôi xin lưu ý các bạn Indonesia là nước có số dân Hồi giáo đông nhất thế giới. Kế nữa là Argentina, Brazil, Nam Phi.”

Mặc dù nhiều nước chống lại ý định của Hoa Kỳ tại Syria, Tổng thống Nga ngày càng rơi vào phe thiểu số các nước nghi ngờ có thực sự là vũ khí hóa học đã được sử dụng hay không. Ông Putin còn tố ngược phe nổi dậy Syria đã sử dụng loại vũ khí này.

Một nhà báo hỏi ông Putin liệu Nga có gửi viện trợ quân sự cho Syria nếu Hoa Kỳ tấn công Syria hay không, Tổng thống Nga trả lời:

“Có, theo cách chúng tôi đang làm bây giờ. Chúng tôi sẽ cung cấp vũ khí, hợp tác kinh tế. Tôi hy vọng sẽ có hợp tác thêm về mặt nhân đạo.”

Vì Nga ủng hộ Syria rất mạnh, chính quyền của Tổng thống Obama có ít hy vọng tìm được sự đồng thuận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nga đã từng phủ quyết ba nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an.

Trước sự chia rẽ của các nước lớn và chưa chắc gì Quốc hội Mỹ sẽ ủng hộ, Tổng thống Obama dường như đang đứng trước một con dốc cao trước khi có thể ra lệnh mở các cuộc không kích.

Mỹ rút nhân viên sứ quán tại hai nước láng giềng với Syria
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:10 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG